Đóng lại
  • :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP BỆNH VIỆN LÃO KHOA - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường là bệnh mạn tính, không lây, đang gia tăng nhanh chóng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, đái tháo đường cũng là bệnh nằm trong 7 nguyên nhân gây tử vòng hàng đầu ở Việt Nam.

Dinh dưỡng trong điều trị đái tháo đường chính là vấn đề quan trọng nhất với mục đích nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, cân bằng đủ cả về số lượng và chất lượng để có thể điều chỉnh tốt đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn, đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khỏe để hoạt động và công tác phù hợp với từng cá nhân.

* Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường cần đảm bảo các nguyên tắc:

- Đủ chất đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng với khối lượng hợp lý.

- Không làm tăng đường máu sau bữa ăn và hạ đường máu lúc xa bữa ăn

- Hạn chế được các rối loạn chuyển hóa

- Duy trì được cân nặng ở mức hợp lý

- Duy trì được hoạt động thể lực hàng ngày

- Phù hợp với tập quán ăn uống của địa phương

- Đơn giản, tiện lợi và không quá đắt tiền 

* Chế độ ăn cho bệnh nhân ĐTĐ:

- Giảm tỷ lệ Glucid nhưng vẫn phải đảm bảo đủ năng lượng

- Tăng cường chất xơ để không làm tăng đường huyết ngay sau ăn và hạ đường huyết xa bữa ăn do đó trong các bữa ăn nên ăn rau đầu tiên để điều hòa đường huyết.

- Nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.

  Để giúp người bệnh dễ dàng lựa chọn các loại thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày, dưới đây là các loại thực phẩm nên dùng và không nên dùng nhằm giúp người bệnh có 1 khẩu phần ăn đa dạng, phong phú mà vẫn đảm bảo được các yêu cầu về dinh dưỡng.

- Các thực phẩm nên dùng:

+ Các loại: gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn…

+ Nên chọn gạo lứt, bánh mỳ đen hoặc ngũ cốc xay xát dối thay cho gạo trắng, bún, phở, bánh đúc…

+ Đậu tương và các sản phẩm chế biến từ đậu tương

+ Các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít béo như: thịt nạc, cá nạc, tôm…

+ Dầu thực vật: dầu đậu nành, dầu vừng…

+ Ăn đa dạng các loại rau

+ Các loại quả có hàm lượng đường ít, trung bình như: thăng long, bưởi, ổi, cam, đu đủ…

+ Chọn các loại sữa có chỉ sổ đường máu thấp: glusena, gluvita, nutren dabetes…

- Các thực phẩm hạn chế dùng:

+ Đồ ăn nhanh, chứa nhiều muối: Ví dụ mỳ tôm, các loại bánh mặn, gà rán, các loại bánh ngọt…

+ Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối: Thịt muối, cá muối, giò, chả, dưa muối, cà muối…

+ Miến dong, bánh mỳ trắng

+ Khoai củ chế biến dưới dạng nướng

+ Phủ tạng động vật: Tim, gan, bầu dục

+ Mỡ động vật

+ Các loại quả có hàm lượng đường cao: Táo, na, nhãn, mít, vải, chuối, hồng xiêm, chôm chôm…

Tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường

- Thực phẩm không nên dùng:

+ Các loại bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường

+ Các loại quả sấy khô

+ Rượu, bia…

+ Nước ngọt có đường

- Chế biến thực phẩm:

+ Nên chế biến các món ăn nhạt tới mức có thể chấp nhận được và giảm dần lượng muối tới mục tiêu: < 6g muối/ngày

+ Có thể thay thế 1g muối = 1 thìa cà phê nước mắm

+ Không nên sử dụng mỳ chính, bột nêm thêm vào quá trình chế biến món ăn   

+ Hạn chế các món rán, các loại mỡ động vật

+ Thịt gà ăn nên bỏ da

+ Các loại khoai củ không nên chế biến dưới dạng nướng vì có chỉ số đường huyết (GI) cao

+ Không nên nấu, hầm, bỏ lò, nướng thực phẩm kéo dài và ở nhiệt độ cao

+ Hạn chế sử dụng các loại nước ép quả, xay sinh tố, nên ăn cả múi, miếng để có chất xơ

Với những thông tin về dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường ở trên, hy vọng sẽ giúp người bệnh có một sức khỏe ổn định, lựa chọn được khẩu phần ăn thích hợp.

Chẩn đoán tiểu đường thông qua xét nghiệm máu

Đái tháo đường là một bệnh mạn tính mà dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị. Để kiểm soát tốt đường huyết, người bệnh không nhất thiết phải “kiêng khem” quá mức như mọi người từng nghĩ. Hiểu rõ được tầm quan trọng của dinh dưỡng điều trị, biết cách phân bố bữa ăn hợp lý và lựa chọn thực phẩm phù hợp trong khẩu phần ăn hằng ngày, người bệnh ĐTĐ vẫn có thể xây dựng được các thực đơn đa dạng, phong phú với đầy đủ các nhóm thực phẩm mà vẫn duy trì được mức đường huyết ổn đinh lâu dài.

Ngoài ra, điều trị ĐTĐ cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa dinh dưỡng với việc tuân thủ dùng thuốc và chế độ luyện tập thể dục phù hợp. Như vậy, bệnh nhân sẽ kiểm soát tốt căn bệnh và phòng ngừa được những biến chứng nguy hiểm về sau.

Phòng Điều dưỡng

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip