Phòng, chống bệnh cúm mùa
Tin đưa ngày: 28/03/2016 | ||
Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường hô hấp, do các vi rút cúm A,B,C gây nên. Bệnh khởi phát đột ngột bằng sốt cao, nhức đầu, đau mỏi toàn thân. | ||
Bệnh cúm thường xảy ra vào mùa đông xuân, do là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường hô hấp nên có nhiều người mắc bệnh. Trong bệnh cúm mùa thường người mắc đã tiếp xúc với người bị cúm hoặc có thể là gia cầm, gia xúc mắc bệnh cúm. Bệnh lây trực tiếp giữa người với người bằng đường hô hấp qua các hạt nước bọt và dịch mũi họng nhỏ li ti mang nhiều vi rút cúm hoặc lây trực tiếp từ gia cầm, các sản phẩm từ gia cầm bị cúm sang người ở những địa phương có dịch cúm gia cầm. Mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Biểu hiện bệnh cúm thường là nhức đầu, đau mỏi toàn thân, ho, ngứa mũi, hắt hơi liên tục, người mệt mỏi, chán ăn và tiếp theo là viêm họng, sốt cao kéo dài từ 3-7 ngày, đau đầu, đau cơ...Nếu có bội nhiễm vi khuẩn, hiện tượng mệt mỏi có thể kéo dài 3 tuần và có thể dài hơn ở những người có bệnh mạn tính hay có hệ miễn dịch yếu; đặc biệt, phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ mắc cúm có thể sinh con bị dị dạng, dị tật. Vi rút cúm có ái tính đặc biệt với tế bào biểu mô đường hô hấp. Nhờ các kháng nguyên H và N chui vào trong tế bào biểu mô đường hô hấp, chúng nhân lên và phát triển rất nhanh làm rối loạn chuyển hoá tế bào và phá vỡ tế bào. Tại niêm mạc đường hô hấp, vi rút cúm bị các yếu tố miễn dịch không đặc hiệu của cơ thể như dịch mũi họng, dịch phế nang, IgA… chống lại. Nếu vượt qua được hàng rào này chúng xâm nhập vào máu, bám vào bề mặt các hồng cầu đi khắp cơ thể gây tình trạng nhiễm vi rút máu, sau đó xâm nhập vào các cơ quan tổ chức Để chẩn đoán xác định mầm bệnh phải dựa vào các xét nghiệm đặc hiệu trong chuyên ngành như phản ứng Hirst, phản ứng kết hợp bổ thể, phân lập vi rút, các kỹ thuật xét nghiệm: Elisa, Mac- Elisa, PCR, RT- PCR, kính hiển vi điện tử… Phòng bệnh: Phát hiện sớm, cách ly bệnh nhân, hạn chế lây lan; Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối loãng, giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng. Tiêm vắc xin cúm mùa phòng bệnh. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám, xử trí kịp thời. Đỗ Thái Hoàn, TT Truyền thông GDSK |