Đóng lại
  • :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP BỆNH VIỆN LÃO KHOA - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Người già với chứng bệnh trầm cảm

Người già với chứng bệnh trầm cả

Hội chứng tâm thần mà người có tuổi thường cho biết ở bệnh viện hay hiệu thuốc là chứng trầm cảm (chiếm khoảng 13-20%).
Biểu hiện bên ngoài: không vui vẻ, có nhiều uẩn khúc trong lòng, sợ tất cả và cũng có thể hay gây gổ. Thông thường còn thấy người già bồn chồn mất ngủ, chán ăn đi đến gầy yếu; có khi trở thành lú lẫn, trả lời không chính xác.

Cuối cùng có thể xuất hiện mê sảng, có ý nghĩ phạm lỗi (thống kê ở Pháp cho thấy khuynh hướng muốn tự tử tăng lên 15 lần sau 65 tuổi, 1/3 trường hợp tự tử xảy ra ở người trên 60 tuổi).

Lý do có nhiều: trong gia đình có tang, về hưu bị hụt hẫng, có khi dọn nhà đến nơi xa vắng bạn bè thân thích, bệnh tật v.v...

Phòng và điều trị chứng bệnh trầm cảm

Để phòng bệnh, nhiều cụ về hưu vẫn tạo hoàn cảnh tiếp tục hoạt động nghề nghiệp của mình (dạy học, làm công tác y tế, biên soạn sách vở, tài liệu v.v...). Có cụ còn sức khỏe và kinh nghiệm sản xuất, còn tạo được cơ ngơi cải thiện đời sống cả gia đình và thân thuộc.

Nhiều nước tổ chức thuận lợi cho cụ già học thêm để bổ sung kiến thức, tăng khả năng giúp đỡ con cháu. Các câu lạc bộ ngoài trời tạo điều kiện cho người già sống vui vẻ, chan hòa với bạn bè và rèn luyện sức khỏe v.v...

Đối với các cụ vẫn bị trầm cảm, thì nên điều trị ở bệnh viện hay ngoại trú? Theo y giới, tất cả phụ thuộc vào chứng bệnh nặng hay nhẹ, thể trạng nói chung, có bệnh kết hợp, bị chống chỉ định một số thuốc. Nói chung, nên giới hạn nằm viện vì môi trường gia đình, bạn bè có tác dụng hỗ trợ trong điều trị.

Về thuốc chữa bệnh trầm cảm, có nhiều loại:

1. Nếu cụ già ở trạng thái kích động nhẹ trong hưng cảm giản đơn, có thể dùng thuốc uống carbonat lithi.

2. Nếu ở trạng thái hỗn hợp trầm cảm kích động, có thể dùng thuốc tiêm bắp Haloperidol hay thuốc uống Tegretol.

3. Nếu ở trạng thái trầm cảm nặng có nguy cơ tự sát cần đến bệnh viện chuyên khoa để làm xét nghiệm cơ bản và xét nghiệm chuyên biệt. Bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định làm sốc điện hoặc chọn loại thuốc thích hợp cho tình trạng bệnh tật và thể trạng. Ví dụ:

- Nếu trạng thái ức chế chiếm ưu thế thì dùng thuốc chống trầm cảm hoạt hóa như: Anaframil, Melipramin.


- Nếu lo âu căng thẳng, mất ngủ nhiều thì dùng thuốc chống trầm cảm êm dịu hơn như Amitriptylin.


                                                                                                                          Theo GS Nguyễn Khang - Ykhoa.net


Nguồn:www.benhvienphuchoichucnangquangninh.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Chưa có thông tin
Video Clip