Tìm hiểu về Ngày Điều dưỡng Việt Nam 26/10
Ngày Điều dưỡng Việt Nam là ngày quan trọng để chúng ta tri ân và dành những tình cảm đặc biệt đến các vị Điều dưỡng ngày đêm tận tình chăm sóc bệnh nhân. Theo đó, năm 1989 Hội Điều dưỡng Hà Nội và Quảng Ninh ra đời nhằm thúc đẩy sự ra đời của các tỉnh Hội Điều dưỡng khác, đặt ra yêu cầu về một Hội Điều dưỡng chung trên cả nước. Ngày 26/10/1990, Chính phủ thông qua quyết định số 375 đã thành lập Hội Y tá - Điều dưỡng Việt Nam và sau này đổi tên thành Hội Điều dưỡng Việt Nam. Theo đó, ngày Điều dưỡng Việt Nam là ngày 26 tháng 10 hằng năm.
Lịch sử ngành Điều dưỡng Việt Nam
Cũng giống như trên thế giới, người phụ nữ Việt Nam vừa đóng vai trò chăm sóc gia đình, vừa truyền lại các kinh nghiệm dân gian về chăm sóc người bệnh. Theo đó, lịch sử ngành Điều dưỡng Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển đất nước.
Quá trình hình thành ngành Điều dưỡng Việt Nam
Có thể nói, người đặt “nền móng” cho ngành Điều dưỡng Việt Nam chính là hai danh y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông. Vào cuối thế kỷ XVII, linh mục Vachet người Pháp và linh mục Coffler người Bồ Đào Nha đã đặt “nền móng” cho Điều dưỡng phương Tây ở nước ta, xây dựng tu viện, chữa bệnh cho người nghèo, trẻ mồ côi, các tín đồ với tinh thần nhân đạo mà không đòi hỏi thù lao.
Vào những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, Pháp cho xây dựng nhiều bệnh viện tại Việt Nam. Năm 1991, lớp Điều dưỡng điều trị bệnh phong và bệnh tâm thần đầu tiên đã được mở ra tại bệnh viện Chợ quán. Ngay sau đó, các lớp học Điều dưỡng cũng được mở ra tại các bệnh viện với chương trình đào tạo thiếu bài bản, sơ khai.
Những năm 50, hàng loạt chiến dịch chống thực dân Pháp được Đảng và nhân dân ta thực hiện, khi đó nhu cầu chăm sóc bệnh binh tăng cao. Chính vì thế mà các lớp đào tạo Điều dưỡng viên, y tá liên tục mở ra. Trong hoàn cảnh thiếu thốn của cách mạng, các Điều dưỡng viên và y tá đã chăm sóc, điều trị giúp các chiến sĩ lành thương, đẩy lùi dịch bệnh nguy hiểm như bệnh sốt rét.
Trong kháng chiến chống Mỹ, mỗi miền đều mở các trường đào tạo Điều dưỡng để phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Từ sau năm 1975, Bộ trưởng Bộ Y tế đã thống nhất chỉ đạo công tác Điều dưỡng tại 2 miền. Năm 1985, Bộ Y tế đã mở khóa đào tạo đại học Điều dưỡng đầu tiên tại Việt Nam, đánh dấu mốc lịch sử quan trọng trong đào tạo Điều dưỡng của nước ta, coi ngành Điều dưỡng là một ngành độc lập, riêng biệt trong hệ thống y tế. Năm 1990, Bộ Y tế đã ra quyết định thành lập phòng Điều dưỡng tại các bệnh viện có trên 150 giường bệnh. Không lâu sau đó, Hội Y tá - Điều dưỡng Việt Nam được ra đời.
Năm 1992, phòng Y tá được thành lập thuộc Vụ Điều trị Bộ Y tế với nhiệm vụ phát triển công tác Điều dưỡng trên cả nước thời đó. Ngày 13/8/1997, Nhà nước đã đồng ý đổi tên Hội Y tá - Điều dưỡng Việt Nam thành Hội Điều dưỡng Việt Nam.
Từ năm 2017 - 2022, Hội Điều dưỡng Việt Nam đã trải qua 7 kỳ đại hội.Với những nỗ lực đóng góp cho sự phát triển nghề Điều dưỡng, Hội đã được Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Tổng hội Y học Việt Nam, các cấp ngành y tế đánh giá là một tổ chức Hội nghề nghiêp có tổ chức chăt chẽ, hoạt đông hiêu quả. Hội có mạng lưới hoạt động trên phạm vi toàn quốc với 61/63 hội thành viên cấp tỉnh, thành phố, 5 chi hội chuyên khoa, 7 chi hội trực thuộc và hơn 102 ngàn hội viên cá nhân.
Hình ảnh các điều dưỡng Bệnh viện Lão khoa - Phục hồi chức năng Quảng Ninh:
Nguồn: Tổng hợp