Đóng lại
  • :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP BỆNH VIỆN LÃO KHOA - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hướng dẫn sử dụng dụng cụ hít cho bệnh nhân Hen - COPD

Hen suyễn là căn bệnh có tỷ lệ mắc bệnh lớn trên thế giới, đối tượng mắc bệnh có thể nằm ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ tới người già. Khi bị hen suyễn, người bệnh thường xuyên phải đối mặt với các cơn hen cấp tính đột ngột, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe thậm chí gây đột quỵ. Nhằm ngăn ngừa các cơn hen đột ngột và hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị, các loại thuốc xịt hen suyễn được ra đời.

Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm điều trị hen khác nhau, với các dạng dùng khác nhau như thuốc xịt dạng phun sương, thuốc xịt dạng bột hít, mỗi chế phẩm lại có cách sử dụng khác nhau, các sản phẩm chủ yếu được hướng dẫn để người bệnh tự sử dụng.         

Việc sử dụng đúng và đủ dụng cụ hít mang lại hiệu quả cao trong việc dự phòng những cơn khó thở, giúp người bệnh có chất lượng cuộc sống về mặt sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên có đến 70% – 80% bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản không sử dụng dụng cụ hít đúng cách.

Vì vậy vấn đề đặt ra là cần hướng dẫn người bệnh sử dụng các loại bình xịt đúng cách, đúng thao tác để phát huy tối đa tác dụng của sản phẩm. Giúp người bệnh đạt hiệu quả điều trị mong muốn, và giảm thiểu tác dụng không mong muốn. Việc sử dụng dụng cụ hít nào sẽ tùy thuộc vào từng bệnh nhân và y lệnh của bác sĩ. Sử dụng đúng và hiệu quả các dụng cụ hít sẽ giúp người bệnh ổn định tình trạng bệnh, hạn chế được việc phải nhập viện vì những đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản.

Bài viết này xin được giới thiệu về một loại bình xịt phổ biến là bình xịt định liều MDI, và một số lưu ý trong các bước trước, trong và sau khi sử dụng sản phẩm.

Ưu điểm của dụng cụ hít: Đưa thuốc trực tiếp tới phổi, ít nguy cơ tác dụng toàn thân, khởi phát tác dụng thuốc nhanh hơn, liều thuốc cần thiết cho đáp ứng điều trị thấp hơn.

Dụng cụ hít gồm:

  • A: -(p)MDI : (pressurized) Metered Dose Inhaler : Bình hít định liều có áp lực ( ví dụ : Berodual, Seretide..)
  • – Soft Mist Inhaler : Bình xịt sương mịn ( Ví dụ : Spiriva)
  • B :DPI : Dry – Powder Inhaler : Bình hít (hút) bột khô (Ví dụ: Symbicort, Ultibro)
  • C: Phun khí dung

Nguyên tác chung về kỹ thuật hít thuốc:

-Bước 1: Chuẩn bị thuốc

-Bước 2 : Thở ra hết sức có thể, rồi

-Bước 3: Ngửa cổ nhẹ khi hít.Kiểu hít phụ thuộc dạng dụng cụ, nhưng đảm bảo sâu hết sức có thể

-Bước 4 : Nín thở càng lâu càng tốt (6-10 giây), để tiếp tục nén thuốc xuống phổi

-Bước 5: Hít thở bình thường ít nhất 30 giây trước khi lặp lại liều mới

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc hít:

1. Bình xịt định liều (MDI, sương mịn …): hút vào sâu như có thể, đều và chậm (lực hút nhẹ) 4 -5 giây. Trong 1 giây đầu khi hút, xịt 1 nhát thuốc.

2. Bình hít bột khô: Hút vào sâu, đều, lữ hút vừa phải.

3. Bình hít bột khô, kháng lực cao (turbuhaler): hút vào nhanh, mạnh và sâu.

4. Phun khí dung: Giữ tư thế phổi thẳng. Hít vào sâu, nín thở 2 – 3 giây trước khi thở ra. Hoặc hít thở bình thường.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC DỤNG CỤ HÍT HAY GẶP:

1.Bình xịt định liều (MDI, sương mịn…)

Kỹ thuật hít thuốc dạng pMDI

Kỹ thuật sử dụng bình hít Respimart

2.Bình hít bột khô:

3.Bình hít bột khô kháng lực cao:

DSCKI Mai Huyền Trang - Phụ trách khoa Dược - Vật tư, thiết bị y tế


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip