Hướng dẫn cha mẹ cách phát hiện sớm trẻ tự kỷ
Con tôi chậm nói, con tôi không phản ứng khi được gọi tên, con ít giao tiếp với người khác, không thích chơi với các bạn .... liệu con tôi có bị tự kỷ không? Đó là một trong số rất nhiều câu hỏi từ các phụ huynh khi đưa con đến khám tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh.
Ngày nay khái niệm “tự kỷ” đã được biết đến rộng rãi qua các phương tiện truyền thông đại chúng, cha mẹ đã có sự quan tâm nhất định khi con có các dấu hiệu bất thường trong quá trình phát triển. Tuy nhiên nhiều phụ huynh vẫn còn lầm tưởng về tự kỷ ... và việc nhận ra các dấu hiệu tự kỷ ở giai đoạn sớm để can thiệp kịp không phải cha mẹ nào cũng biết đến.
Tự kỷ là khuyết tật phát triển hệ thần kinh, không phải là “bệnh”, theo số liệu của Tổng cục thống kê tính đến tháng 01/2019 Việt Nam có khoảng 1 triệu người mắc chứng tự kỷ. Tỷ lệ trẻ em mắc chứng tự kỷ ước tính là 1% số trẻ em sinh ra. Trẻ mắc rối loạn tự kỷ bị ảnh hưởng nhiều đến các kỹ năng phát triển và gây ra khiếm khuyết nghiêm trọng như suy giảm tương tác, giao tiếp xã hội, suy giảm nhận thức, các rối loạn hành vi, rối loạn tâm thần thực thể khác...
Việc phát hiện muộn khiến gia đình bỏ lỡ “thời điểm vàng” (thời điểm từ 0-6 tuổi) can thiệp hỗ trợ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Vậy làm thế nào để phát hiện sớm trẻ tự kỷ để can thiệp, điều trị kịp thời?
Cha mẹ có thể dựa vào 5 dấu hiệu cờ đỏ của chứng tự kỷ để phát hiện:
- Không bi bô, không biết dùng cử chỉ, dấu vào khoảng 12 tháng.
- Không biết nói từ đơn khi 16 tháng.
- Không biết đáp lại khi được gọi tên.
- Không tự nói được câu có hai từ khi 24 tháng.
- Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc xã hội ở bất kỳ độ tuổi nào.
Bộ công cụ 23 câu hỏi then chốt giúp phát hiện sớm trẻ từ 18 -24 tháng tuổi để cha mẹ có thể tự đánh giá con có khả năng bị “Rối loạn phổ tự kỷ” hay không để sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế khám chữa bệnh tâm lý để được can thiệp trị liệu kịp thời:
TT | Nội dung | Có | Không |
1 | Trẻ có thích thú khi được đung đưa hoặc nhảy trên đầu gối bạn không? |
|
|
2 | Trẻ có quan tâm đến trẻ khác không? |
|
|
3 | Trẻ có thích leo trèo cầu thang không? |
|
|
4 | Trẻ có thích chơi ú òa hoặc tìm một đồ vật bị dấu đi không? |
|
|
5 | Trẻ có biết chơi giả vờ. (VD: nói chuyện điện thoại, chăm sóc búp bê hoặc chơi giả vờ khác không?) |
|
|
6 | Trẻ có dùng ngón tay trỏ để chỉ hoặc để yêu cầu một điều gì đó không? |
|
|
7 | Trẻ có dùng ngón trỏ để chỉ vào một điều mà trẻ quan tâm không? |
|
|
8 | Trẻ có chơi đúng cách với đồ chơi (VD: xe ô tô, xếp khối...) mà không bỏ vào miệng, ném đi hoặc thao tác rập khuôn không? |
|
|
9 | Trẻ có mang đồ vật đến để khoe với bạn không? |
|
|
10 | Trẻ có nhìn vào mắt bạn lâu hơn 2 giây không? |
|
|
(11) | Trẻ có dấu hiệu nhạy cảm với tiếng động không? (VD: bịt tai) |
|
|
12 | Trẻ có mỉm cười đáp lại khi thấy bạn cười không? |
|
|
13 | Trẻ có bắt chước bạn không? (VD: bạn nhăn mặt trẻ cũng nhăn mặt) |
|
|
14 | Trẻ có phản ứng khi bạn gọi tên trẻ không? |
|
|
15 | Khi bạn chỉ vào một đồ chơi trong phòng, trẻ có nhìn theo không? |
|
|
16 | Trẻ có bước đi bình thường không? |
|
|
17 | Trẻ có nhìn theo đồ vật mà bạn đang nhìn không? |
|
|
(18) | Trẻ có đưa tay lên gần mặt và làm những động tác kì lại không? |
|
|
19 | Trẻ có cố gắng thu hút sự chú ý của bạn vào những hoạt động của trẻ không? |
|
|
(20) | Bạn có nghi ngờ trẻ bị điếc không? |
|
|
21 | Trẻ có hiểu điều người khác nói với trẻ không? |
|
|
(22) | Trẻ có nhìn chằm chằm vào vật gì đó hoặc đi lang thang không mục đích không? |
|
|
23 | Trẻ có nhìn thăm dò vào ắt bạn để xem phản ứng của bạn khi trẻ gặp phải tình huống mới lạ không? |
|
|
Điểm tổng: |
|
|
Chú ý: câu 11, 18, 20, 22 thì câu trả lời ngược mới có ý nghĩa
Sau khi nhận ra con có dấu hiệu tự kỷ, cha mẹ cần làm gì để hỗ trợ và đồng hành cùng con? Kính mời các bậc phụ huynh đón đọc bài 2 trong chuyên đề Can thiệp điều trị trẻ tự kỷ của Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh (Bài 2 : Làm gì khi phát hiện con có dấu hiệu tự kỷ?)
Đơn nguyên tâm bệnh BVPHCN