Kinh giới trị cảm sốt, lở ngứa
Không chỉ là cây rau gia vị rất quen thuộc trên mâm cơm, nó cũng là vị thuốc quý trị nhiều bệnh. Bộ phận dùng là toàn bộ phần trên mặt đất có hoa phơi khô của cây kinh giới.
Theo đông y, kinh giới vị cay, tính ôn, vào kinh phế và can, kinh giới có tác dụng trừ phong giải biểu, thúc nọc sởi, chống kinh giật, cầm máu. Chữa ngoại cảm phong hàn hay phong nhiệt, sởi trẻ em, ban chẩn lở ngứa ngoài da, chảy máu (thổ huyết, chảy máu cam, đái ra máu). Ngày dùng 6 - 12g bằng cách nấu, hãm, sắc.
Kinh giới không chỉ là rau gia vị quen thuộc, cũng là vị thuốc quý trị cảm sốt.
Bài 1: kinh giới 12g, phòng phong 12g, tô diệp 12g. Sắc uống lúc còn ấm.
Bài 2 - Cháo kinh giới phòng phong: kinh giới 10g, phòng phong 12g, bạc hà 6g, đạm đậu xị 8g, gạo tẻ 80g. Dược liệu nấu lấy nước bỏ bã. Gạo vo sạch cho vào nồi nấu cháo, cháo được cho nước thuốc và đường trắng liều lượng vừa ăn; đun sôi đều.
Trừ phong, chống co giật:
Trị chứng kinh giật do ngoại cảm phong tà, băng huyết sau khi đẻ, cấm khẩu, chân tay co rút: Dùng bài Bột hoa đà trừ phong: kinh giới sao qua, tán nhỏ; mỗi lần uống 8g, uống với rượu mùi.
Trị trẻ em sốt cao giật mình, răng nghiến chặt, chân tay co quắp: kinh giới 12g, bạc hà 12g, ngưu bàng tử 16g, kim ngân hoa 40g, thiên trúc hoàng 20g, câu đằng 20g, mẫu đơn bì 20g, thuyền thoái 20g, toàn yết 8g, lục nhất tán 40g. Tất cả nghiền mịn, hoàn bằng hồ viên 2g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 - 2 hoàn.
Dùng cho người cao tuổi tê bại tay chân hoặc di chứng bại liệt nửa người: kinh giới (cả cuộng lá bánh tẻ) 1 nắm, bạc hà bằng nửa kinh giới, đậu xanh (xay vỡ) 80g, gạo lứt 100g. Dược liệu sắc lấy nước bỏ bã, cho gạo vo sạch vào nấu cháo, chín cháo thêm chút dấm muối, ăn khi đói.
Trị nôn ra máu, chảy máu cam, tiểu ra máu: kinh giới đốt tồn tính, nghiền nhỏ. Ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 8g, uống với nước.
Trị sởi, phong chẩn, cảm mạo phong nhiệt: kinh giới 8g, kim ngân hoa 16g, liên kiều 16g, thanh đại lá 20g, bản lam căn 20g, bạc hà 4g. Sắc uống.
Trị viêm mũi dị ứng: kinh giới 16g, thạch xương bồ 8g, thương nhĩ tử 12g, bồ công anh 16g, bạch chỉ 8g, xuyên khung 8g, cát cánh 10g, tía tô 16g, cam thảo 6g. Sắc uống.
Kiêng kỵ: Người có chứng biểu hư tự ra mồ hôi, tỳ yếu hay đại tiện lỏng dùng thận trọng.
Bài viết liên quan
- Uỷ ban MTTQ tỉnh giám sát công tác chuẩn bị bầu cử tại TP Hạ Long
- Phòng bệnh liệt mặt, méo miệng trong mùa lạnh
- Mùa lạnh, làm gì để phòng bệnh cúm cho trẻ em?
- Những dấu hiệu phổ biến nhất của tăng đường huyết
- Tủ thuốc gia đình cần có gì?
- 4 cách chuyển tư thế tốt giúp ít đau lưng
- Tiền đái tháo đường có nguy hiểm
- 6 loại thức ăn để qua đêm gây hại cho sức khỏe, thậm chí ung thư
- Phòng chứng đau vai gáy
- Làm gì khi đau mỏi khớp lúc chuyển mùa?