Loét tì đè - những vấn đề cần chú ý
Loét tỳ đè: là hậu quả của quá trình tì đè kéo dài, thường gặp ở những bệnh nhân ở bệnh nhân nằm lâu ( Các bệnh nằm hồi sức kéo dài, chấn thương cột sống liệt tủy, tai biến mạch não, gãy xương vùng cổ xương đùi...)
* Nguyên nhân: sự phối hợp của các nguyên nhân sau
Viêm nhiễm, viêm da.
Rối loạn dinh dưỡng tại chỗ tì đè
Lực tỳ đè và độ ẩm ướt (nước tiểu, phân, mồ hôi…)
Các yếu tố làm tăng nguy cơ, đẩy nhanh quá trình loét: bệnh nhân cao tuổi, mắc bệnh mãn tính, suy kiệt, mất cảm giác bảo vệ ( trong liệt tuỷ), cân nặng, khả năng tự chăm sóc,…
* Bệnh sinh
Loét khởi đầu: Vùng da bị tì đè ( cùng cụt, gót chân, chẩm,... nhất là các vùng da sát xương) khi có lực tỳ đè tác động đủ lớn, lớn hơn áp lực mao động mạch bình thường (32mmHg) => gây rối loạn chuyển hóa, tì đè làm giảm lượng máu nuôi dưỡng, giảm dinh dưỡng và oxi cho tổ chức da và dưới da. Thời gian tì đè đủ dài khoảng 2 giờ dẫn đến mô chết, bắt đầu quá trình viêm nhiễm và hoại tử tế bào. Quá trình này lúc đầu có thể tự bù trù bằng sự giãn mạch chủ động tăng cường tưới máu tại chỗ. Tổn thương mất bù xảy đến khi lực tỳ đè lên đến 70 mmHg và kéo dài hơn 2 giờ.
Phân loại:
- Phân theo vị trí: xương cùng cụt, gót chân, ụ ngồi, vị trí khác
- Phân theo giai đoạn (National Pressure Ulcer Advisory Panel – NPUAP) đã đưa ra phân loại như sau:
Độ I: Vùng da bị tỳ đè đỏ da, phù nề, mụn nước, bọng nước. Tổn thương thượng bì dấu hiệu báo trước của loét tỳ đè) . Can thiệp sẽ khỏi.
Độ II: Tổn thương da đỏ, phù nề tăng lên, đỏ da diện rộng hơn cả vùng tì đè, viêm
da tại chỗ, vết trợt da. Tổn thương thượng bì và lớp đáy.
Độ III: Tổn thương chiều dày của lớp da, tổ chức dưới da đã bị tổn thương nhưng
tổn thương mới chỉ khu trú ngoài lớp cân cơ.
Độ IV: Họai tử toàn bộ lớp da có khi lan rộng tới cả vùng cân, cơ, xương, khớp…đôi khi tạo nên nhiều ngóc ngách.
Chăm sóc người bệnh cần chú ý:
* Dự phòng: giúp người bệnh tránh loét tì đè.
+ Tư thế người bệnh: cần được thay đổi vị trí tì đè chậm nhất 2 giờ một lần (Đây là mục tiêu lý tưởng nhưng trên thực tế rất khó thực hiện).
+ Thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin: cần nâng cao dinh dưỡng cho người bệnh.
+ Ẩm ướt vùng tì đè, vùng cùng cụt (từ phân và nước tiểu) làm tăng viêm da, vi khuẩn phát triển nhiễm trùng tại chỗ. Chăm sóc cần làm cho vùng cùng cụt, tì đè khô ráo thường xuyên là việc làm rất quan trọng trong phòng chống loét tỳ đè.
+ Thay đổi vị trí tì đè: sử dụng các loại thiết bị nâng đỡ, xoay trở như giường quay có thể giữ chắc BN và thay đổi luân phiên tư thế BN.
Sử dụng Nệm hơi: hệ thống bơm và xả luân phiên mỗi 5 giây, giúp thay đổi vị trí lực tỳ đè.
Sử dụng nệm hơi nước: hỗ trợ của cả hơi và nước chúng được bơm vào những buồng của nệm có chứa những hình cầu thủy tinh y tế với độ lún của nệm có áp lực đối đa lên cơ thê nhỏ hơn 10mmHg vì thế không cản trở tưới máu vùng bị tỳ đè.
Điều trị:
Loét độ I,II: có 30-80% có thể tự liền bằng chăm sóc mà không cần phẫu thuật.
Loét độ III, IV gần như có chỉ định mổ tuyệt đối bằng cắt lọc, săn sóc và che phủ.
Bệnh viện Lão khoa - PHCN: Sử dụng các phương pháp chăm sóc đặc biệt như hút VAC liên tục vết loét, chiếu đèn làm khô liền vết thương, chăm sóc tỉ mỉ vết thương sử dụng các sản phẩm tăng tế bào hạt liền vết thương, sử dụng các máy xoa bóp tăng tưới máu vết thương,... và nhiều phương pháp khác đã giúp điều trị khỏi cho nhiều bệnh nhân liệt nằm lâu, già yếu, cơ thể suy kiệt có vết thương, vết loét.
Khoa Khám bệnh - Cấp cứu