Đóng lại
  • :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP BỆNH VIỆN LÃO KHOA - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Vai trò của học liệu hình ảnh trong can thiệp cho trẻ gặp khó khăn về phát triển ngôn ngữ

Chậm hay rối loạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ em là tình trạng trẻ có kĩ năng hiểu và/hoặc sử dụng ngôn ngữ nói, viết hay hệ thống biểu tượng khác muộn hơn hoặc suy giảm so với trẻ cùng tuổi. Khó khăn của trẻ có thể bao gồm hình thức ngôn ngữ (âm vị học, hình thái học, và cú pháp), nội dung của ngôn ngữ (ngữ nghĩa), chức năng của ngôn ngữ trong giao tiếp (ngữ dụng học).

Để can thiệp cho trẻ gặp khó khăn về phát triển ngôn ngữ vai trò của các học liệu, giáo cụ, tranh ảnh hỗ trợ là vô cùng quan trọng; đặc biệt trẻ em nói chung và trẻ có vấn đề về ngôn ngữ, giao tiếp nói riêng sẽ học tập và ghi nhớ tốt hơn khi được hỗ trợ bằng hình ảnh.

Khi được can thiệp bằng hình ảnh trẻ có thể cải thiện rõ rệt kĩ năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ: mở rộng được vốn từ, cải thiện kĩ năng mô tả, tường thuật, trả lời câu hỏi, hội thoại; giảm thiểu cái lỗi sai, đảo lộn trật tự về ngữ pháp trong câu. Hình ảnh đóng vai trò như một kênh thông tin, giúp người bệnh tăng khả năng ghi nhớ ngôn ngữ; hỗ trợ tăng cường giao tiếp; hỗ trợ khả năng nhận thức, xã hội và học tập thông qua việc tăng cường sử dụng giao tiếp hiệu quả. Đồng thời giảm nguy cơ các vấn đề hành vi xuất phát từ việc trẻ thất vọng vì không thể diễn đạt được nhu cầu giao tiếp cho người khác.

Ý thức được vai trò quan trọng của can thiệp bằng hình ảnh cho trẻ có khó khăn về ngôn ngữ, Khoa Tâm lý trị liệu, bệnh viện Lão khoa – Phục hồi chức năng đã tận dụng tối đa công cụ này trong can thiệp cho trẻ rối loạn phát triển. Đặc biệt, trong năm 2023 khoa đã triển khai thành công “phương pháp giao tiếp tăng cường và thay thế AAC”, năm 2024 nhóm nghiên cứu khoa Tâm lý trị liệu đã tiến hành nghiên cứu, hoàn thiện và ứng dụng hiệu quả sáng kiến “Bộ tranh phát triển ngôn ngữ diễn đạt cho trẻ” với nhiều ưu điểm và điểm mới so với các bộ tranh khác trên thị trường.

Trong thời gian tới, khoa sẽ tiếp tục đẩy mạnh, đề cao vai trò của các dụng cụ hỗ trợ bằng hình ảnh nhằm nâng cao chất lượng điều trị trên trẻ em nói riêng và người có khó khăn về ngôn ngữ nói chung./.

Khoa tâm lý trị liệu


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip