Đóng lại
  • :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP BỆNH VIỆN LÃO KHOA - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU PHẪU THUẬT GÃY HAI XƯƠNG CẲNG CHÂN

 
Gãy hai xương cẳng chân là loại gãy thân xương dài thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra như: chấn thương hoặc do bệnh lý. Trong đó phổ biến nhất là nguyên nhân tai nạn giao thông, tai nạn lao động.

II. ĐIỀU TRỊ:

1. Phương pháp điều trị.

Điều trị bảo tồn: có thể bó bột phối hợp nghỉ ngơi và hoạt động đúng cách.

Điều trị bằng phẫu thuật: tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ có chỉ định phẫu thuật bằng các phương tiện kết hợp xương.

2. Vai trò của phục hồi sau phẫu thuật gãy hai xương cẳng chân.

+ Phòng ngừa và điều trị cứng khớp, giảm cảm giác, giảm khả năng vận động, tê yếu và teo cơ chân do bất động lâu ngày

+ Ngăn ngừa và điều trị giảm phản xạ đại tiểu tiện, tắc mạch chi…

+ Phục hồi tính linh hoạt và chức năng của các khớp

+ Tăng lưu thông máu, hỗ trợ quá trình phục hồi xương tổn thương

+ Duy trì sức mạnh, thư giãn cơ

3. Các phương pháp phục hồi chức năng sau phẫu thuật gãy hai xương cẳng chân.

3.1. Một số phương pháp vật lý trị liệu hỗ trợ quá trình phục hồi sau phẫu thuật:

Từ trường trị liệu, Điện xung, điện phân trị liệu, Nhiệt lạnh trị liệu, Parafin trị liệu…

3.2. Các giai đoạn phục hồi chức năng sau phẫu thuật:

- Giai đoạn 1: Tuần đầu sau phẫu thuật

Mục tiêu của luyện tập trong giai đoạn này kiểm soát tình trạng đau, sưng, viêm.

Một số điểm cần lưu ý: Chườm lạnh rất quan trọng trong giai đoạn này. Để tăng năng lực phục hồi và giải phóng sự bất động, người bệnh nên tập luyện những khớp tương quan.

Bài tập bao gồm:

+ Bài tập tuần duy trì sức cơ: Tập gồng cơ, tập co cơ.

+ Bài tập lấy lại tầm vận động các khớp lân cận: Người bệnh tập khớp gối, khớp cổ chân.

- Giai đoạn 2: Bắt đầu từ tuần thứ 2 - 4 sau phẫu thuật

Mục tiêu của giai đoạn này là giảm sưng và duy trì chức năng vận động của khớp gối, khớp cổ chân. Khi ngủ cần đặt chân cao để giảm tình trạng phù nề ở chân.

Bài tập bao gồm:

+ Tập động tác gấp, duỗi khớp gối. Tập động tác gấp, duỗi và nghiêng khớp cổ chân.

+ Tập tăng sức mạnh cơ.

+ Tập luyện chịu lực tỳ đè vào xương.

+ Các bài tập khác bao gồm tập sức mạnh cho cơ trung tâm và các bài tập giúp làm giãn cơ.

- Giai đoạn 3: Bắt đầu từ tuần thứ 4 - 8 sau phẫu thuật

Sau từ 4 – 8 tuần là khoảng thời gian phục hồi trọn vẹn của người bệnh. Lúc này người bệnh sẽ được hướng dẫn phục hồi chức năng với những bài tập sau:

+ Tập tăng sức mạnh cơ: Tập đối kháng như nâng chân và dây thun co giãn.

+ Tập tỳ đè.

+ Tập đi lại: người bệnh có thể sử dụng nạng để tương hỗ hoặc tập đi trên hai thanh song song.

+ Tập sinh hoạt thông thường: Sau khi tập đi, người bệnh nên tập làm quen với những động tác những động tác đứng lên từ ghế, ngồi xổm đứng lên, lên xuống cầu thang.

Một số điểm cần lưu ý:

  • Chế độ luyện tập:

+ Không được xoa bóp mạnh, sâu lên vùng gãy

+ Không được xoay xương vùng gãy

+ Không được đẩy hoặc hoặc kháng trở phần ngọn chi đến chỗ gãy

+ Không thử nghiệm cơ bằng tay gần chỗ gãy

  • Chế độ ăn: Một chế độ ăn khoa học đảm bảo nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cho quá trình liền xương. Một số thực phẩm mà người bệnh gãy xương nên bổ sung:

Thực phẩm giàu canxi, giàu magie, giàu kẽm và giàu vitamin (trong đó vitamin B6 và B12 là cần thiết nhất)

PHCN sau phẫu thuật gãy hai xương cẳng chân là vô cùng quan trọng, bệnh nhân cần đến các cơ sở về PHCN uy tín để đạt được hiệu quả hồi phục cao nhất.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip