Đóng lại
  • :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP BỆNH VIỆN LÃO KHOA - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thông tin dành cho người bệnh: Giá trị của trắc nghiệm thần kinh tâm lý trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý người cao tuổi

Sa sút trí tuệ (SSTT) nói chung và bệnh Alzheimer nói riêng đang là vấn đề được toàn xã hội quan tâm, khi tuổi thọ trung bình càng cao thì số người mắc bệnh lý này ngày càng tăng. SSTT là trạng thái suy giảm nhận thức, có tính chất nặng dần và không thể đảo ngược. Bệnh gây suy giảm trí nhớ và nhiều lĩnh vực nhận thức khác, kèm theo những rối loạn về hành vi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hoạt động hàng ngày, chất lượng sống của người bệnh cũng như gia đình họ. Chi phí cho điều trị cũng rất lớn. Việc phát hiện ra bệnh sớm, điều trị sớm sẽ làm chậm quá trình tiến triển bệnh và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân
Theo hiệp hội Alzheimer Hoa Kỳ, 10 dấu hiệu sớm báo hiệu mắc bệnh Alzheimer:
+ Mất trí nhớ gần
+ Khó khăn trong việc thực hiện các công việc quen thuộc
+ Có vấn đề về ngôn ngữ
+ Rối loạn định hướng
+ Giảm khả năng đánh giá nhận xét
+ Có các vấn đề về tư duy
+ Quên chỗ để đồ vật
+ Thay đổi khí sắc
+ Thay đổi cá tính
+ Mất tính chủ động
Trong việc chẩn đoán sớm bệnh thì vai trò của các test nhận thức vô cùng quan trọng. Đay là một trong những phương pháp giúp đánh giá chức năng bộ não thông qua các bài test riêng biệt nhằm bộc lộ từng loại lĩnh vực nhận thức
Các test trắc nghiệm thường dùng để đánh giá nhận thức:
+ Mini Mental State Examination (MMSE)
+ Montreal Cognitive Assessment (MoCA)
+ Mini – Cog

Ngoài các bài test trên khi các bác sĩ cần kiểm tra sâu hơn các lĩnh vực của nhận thức thì sẽ chỉ định làm các bài test chuyên biệt khác như test đánh giá sự tập trung chú ý, đánh giá chức năng điều hành, trí nhớ, nhận biết hình ảnh không gian, ngôn ngữ, khả năng vận động, hành vi tâm thần, hoạt động hàng ngày.
Bên cạnh bệnh SSTT thì trầm cảm và lo âu cũng là vấn đề ngày càng phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt ở ngưới cao tuổi với nhiều bệnh lý nền, mạn tính. Trầm cảm, lo âu nếu không được phát hiện, can thiệp phù hợp sẽ dẫn đến hậu quả làm giảm năng suất lao động, học tập, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh và gia đình người bệnh, thậm chí dẫn đến hành vi tự sát,…
Các triệu chứng của lo âu, trầm cảm như mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, khó tập trung, cáu gắt, lo lắng, dễ xúc động, không muốn tiếp xúc với những người xung quanh, cảm thấy bi quan và tuyệt vọng,…
Để hỗ trợ trong chẩn đoán và đánh giá mức độ của lo âu, trầm cảm người ta sử dụng các trắc nghiệm tâm lý, đay là hệ thống các biện pháp đã được chuẩn hóa về kỹ thuật, được quy định về nội dung và quy trình thực hiện. các trắc nghiệm tâm lý như thang đánh giá trầm cảm Beck ( Beck Depression Inventory). Thang đánh giá lo âu Zung ( Zung Self-rated Anxiety Scale), thang đánh giá lo âu- trầm cảm- stress DASS ( Depression- Anxiety-Stress Scale),..

Hiện tại khoa Thần kinh- Cơ xương khớp, bệnh viện Lão khoa- Phục hồi chức năng đã triển khai phòng Trắc nghiệm thần kinh tâm lý, tiến hành trên các bệnh nhân có biểu hiện nghi ngờ SSTT, lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, hưng cảm,… Những kết quả thu nhận được đã góp phần hỗ trợ chẩn đoán lâm sàng và đánh giá tiến triển trong điều trị, giúp bác sĩ có thêm thông tin kết luận bệnh, trạng thái bệnh và từ đó lựa chọn các giải pháp điều trị phù hợp, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho bệnh nhân và gia đình người bệnh.
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip