Đóng lại
  • :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP BỆNH VIỆN LÃO KHOA - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

VAI TRÒ CỦA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH PARKINSON

Bệnh Parkinson là một bệnh thoái hoá mạn tính tiến triển, thường thấy ở người cao tuổi. Tại Việt Nam có khoảng 6,1 triệu người mắc bệnh, chiếm khoảng 1% dân số. Tuổi mắc bệnh thường gặp từ 50-60 tuổi, 3/4 người bệnh là nam giới. Bệnh mãn tính và tiến triển chậm theo thời gian.
Bệnh thường xảy ra khi nhóm tế bào trong não bị thoái hóa, không thể kiểm soát được vận động của cơ bắp, khiến cho con người đi lại khó khăn, cử động chân chạp, chân tay bị run cứng. Có những yếu tố nguy cơ gây bệnh như: tuổi, giới, di truyền, môi trường làm việc..
Triệu chứng lâm sàng
- Run: thường gặp, xuất hiện rõ khi nghỉ ngơi, giảm khi vận động chú ý và xuất hiện lại khi ch duy trì một tư thế. Run thường xuất hiện sớm ở một bên, theo thời gian có thể lan xuống chân, qua bên đối diện, trường hợp nặng run cả môi, lưỡi, cằm.
- Cứng cơ: do tăng trương lực cơ, cứng cơ trở nên rõ ràng khi cố gắng di chuyển các khớp thì có những cử cử động giật ngắn gọi là dấu bánh xe răng cưa, rõ ở cổ tay.
- Bất động: do vận động chậm và giảm vận động. Thực hiện các công việc sinh hoạt hàng ngày khó khăn như: hai tay không ve vẩy khi đi, vẻ mặt bất động, ít biểu lộ cảm xúc, cử động môi lưỡi chậm, ít nuốt. Chữ viết nhỏ dần rồi ngưng lại. Giọng nói nhỏ, không âm điệu, phát âm không rõ. Dáng đi và thăng bằng bị rối loạn làm bệnh nhân dễ ngã.
 - Các biểu hiện khác: rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn thần kinh thực vật, đau nhức các cơ trục và chi, tăng tiết nước bọt, viêm tuyến bả nhờn, cơn đỏ bừng mặt, sa sút trí tuệ
III. Chẩn đoán
1. Chẩn đoán xác định:
- Đặc điểm lâm sàng
- Khởi phát triệu chứng ưu thế một bên rồi lan sang bên đối diện
- Diễn tiến chậm
- Đáp ứng điều trị với Levodopa.
2. Chẩn đoán giai đoạn:
  • Giai đoạn I: có các dấu hiệu một bên cơ thể, nhưng chức năng chưa suy giảm hoặc chỉ giảm tối thiểu.
  • Giai đoạn II: có các dấu hiệu ở một bên gây suy giảm chức năng ở mức độ nào đó, nhưng không mất thăng bằng.
  • Giai đoạn III: có triệu chứng cả hai bên cơ thể với tư thế không vững (mất thăng bằng), bệnh nhân vẫn tự chủ được trong hoạt động tuy có bị hạn chế.
  • Giai đoạn IV: bị suy giảm chức năng nặng, nhưng vẫn có thể đi đứng được với sự hỗ trợ một phần.
  • Giai đoạn V: bệnh nhân phải ngồi xe lăn hoặc tại giường, không tự chủ.
3. Chẩn đoán phân biệt
- Run vô căn
- Hội chứng Parkinson do thuốc
 - Hội chứng Parkinson do tổn thương mạch máu
- Hội chứng Parkinson do chấn thương
IV Điều trị
  • Điều trị nội khoa
  • Điều trị ngoại khoa
  • Điều trị vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng
V. Vai trò của phục hồi chức năng trong điều trị bệnh Parkinson
Trong điều trị bệnh lý Parkinson thì sự phối hợp giữa nội khoa và phục hồi chức năng, tâm lý trị liệu nhằm ngăn ngừa sự tiến triển và các rối loạn thứ phát do khiếm khuyết vận động là rất quan trọng.
Các bài tập thể chất đều đặn có ích để duy trì và cải thiện tính vận động, độ mềm dẻo, cơ lực, tốc độ dáng đi, giảm mệt mỏi và cải thiện chất lượng cuộc sống.
  1. Gia tăng chức năng hô hấp: tập thở phối hợp các bài tập kích thích cảm thụ bản thể thần kinh cơ (PNF) với mẫu gấp dang xoay ngoài hai tay trong vị thế ngồi.

 

Hình ảnh bệnh nhân parkinson tập tại khoa Hoạt động trị liệu
 
  1. Duy trì, gia tăng khả năng kiểm soát tư thế: tập các bài tập giúp bệnh nhân thẳng cổ, duỗi lưng trên bóng. Bệnh nhân nằm ngửa dựa lưng trên bóng kết hợp cử động gấp hai tay.
 
 

Hình ảnh người bệnh tập thăng bằng tại khoa hoạt động trị liệu
 
  1. Giảm co cứng cơ: kéo dãn những nhóm cơ co cứng như cơ gấp hông, gấp gối, ngực lớn, tròn lớn, lưng rộng, duỗi hông, áp hông.

 
  1. Duy trì tầm vận động các khớp (ROM): tập các bài tập chủ động trợ giúp hết tầm.

 
  1. Gia tăng điều hợp, linh hoạt tay, chân, kiểm soát thân: tập chương trình Frenkel, khởi động nhịp nhàng các mẫu PNF tay, chân trong các vị thế khác nhau. Tập các bài tập kiểm soát thân với bóng, kỹ thuật PNF.

 

 
  1. Gia tăng kiểm soát nhóm cơ vùng mặt: bài tập kiểm soát, xoa bóp nhóm cơ mặt.

Hình ảnh minh họa
  1. Hoạt động trị liệu: các bài tập khéo léo của bàn tay như dệt (khung dệt tay), in bông trên vải hay trên giấy, nhồi và nặn hình đồ vật bằng các chất dẻo, gắn, xếp hình.

Hình ảnh chuyên gia người Nhật tập cho bệnh nhân Parkinson

 
  1. Ngôn ngữ trị liệu: các bài tập cử động miệng, lưỡi và tăng cường khả năng phát âm

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip