Đóng lại
  • :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP BỆNH VIỆN LÃO KHOA - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT

Đau mắt đỏ (hay viêm kết mạc) xảy ra khi lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu (lòng trắng mắt) và kết mạc mi gặp phải tình trạng viêm nhiễm. Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi đối tượng: trẻ em, người trưởng thành, người già. Bệnh dễ lây lan, xảy ra quanh năm có thể lan rộng ra thành dịch trong thời điểm từ Hè đến cuối Thu.
 
Bệnh thường bùng phát vào mùa hè do:
  • Đặc điểm khí hậu nắng nóng nhưng dễ mưa đột ngột, độ ẩm không khí cao, môi trường nhiều khói bụi, nguồn nước ô nhiễm…
  • Người nhạy cảm với thời tiết, hệ thống miễn dịch hoạt động kém khiến virus, vi khuẩn tấn công nhanh và dễ dàng hơn
  • Các hoạt động ngoài trời như du lịch dã ngoại, bơi lội… càng khiến virus dễ lây qua đường hô hấp, nước bọt, tay cầm nắm, chạm vào các đồ dùng của người bệnh, nước nhiễm mầm bệnh…

 

 

Những dấu hiệu điển hình của bệnh bao gồm:
  • Mắt ngứa, cộm như có hạt bụi trong mắt
  • Mắt đỏ
  • Mắt tiết nhiều ghèn, chảy nước mắt
  • Mi mắt sưng nề, đau nhức
  • Có thể kèm theo các biểu hiện khác như: mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, nổi hạch sau tai…
Nguyên nhân gây đau mắt đỏ
Các nguyên nhân phổ biến gây đau mắt đỏ bao gồm:
  • Đau mắt đỏ do virus: Bệnh gây ra do virus như Adenovirus, Herpes; có thể tự hết trong khoảng 7 – 14 ngày, không cần điều trị.
  • Đau mắt đỏ do  vi khuẩn
  • Đau mắt đỏ do dị ứng: Các tác nhân dị ứng như phấn hoa, bụi và lông động vật… có thể khiến bệnh kéo dài cho đến khi loại bỏ hoặc tránh xa các yếu tố gây dị ứng.
Con đường lây bệnh
  • Tiếp xúc với dịch tiết của người mắc bệnh khi họ nói chuyện hoặc hắt hơi
  • Chạm tay vào những vật dụng hay đồ dùng cá nhân nhiễm mầm bệnh như gối, khăn mặt, bàn chải, chìa khóa, tay nắm cửa, chậu rửa bát, nút bấm cầu thang, điện thoại, đồ chơi…
  • Sử dụng nguồn nước bị nhiễm bệnh ao hồ, bể bơi…
  • Thói quen hay dụi mắt, sờ tay vào mũi, miệng, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh
  • Không vệ sinh đúng cách kính áp tròng
Thạc sĩ- bác sĩ Bùi Thị Phương Nhung- Khoa liên chuyên khoa hệ Ngoại lưu ý, vì tốc độ lây lan trong cộng đồng của bệnh đau mắt đỏ rất nhanh nên những địa điểm công cộng và nơi mật độ dân cư cao sẽ tiềm ẩn nguy cơ “bùng phát thành dịch”.
Những biến chứng của đau mắt đỏ cần biết
Bệnh đau mắt đỏ thường diễn tiến lành tính, ít để lại di chứng. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến giác mạc gây giảm thị lực.
Những biến chứng có thể xảy ra khi thời gian bệnh kéo dài hoặc không chữa trị đúng cách. Ở cả trẻ em và người lớn, bệnh đau mắt đỏ có thể gây viêm giác mạc giả mạc , viêm giác mạc chấm nông, loét giác mạc,… có thể dẫn đến mù lòa. Vì vậy, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt ngay khi phát hiện bất thường như mắt đỏ, đau nhức cộm… để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Vì đau mắt đỏ rất dễ bị nhẫm lẫn với các bệnh khác
  • Viêm thượng củng mạc: các triệu chứng như đau mắt, cơn đau truyền lên vùng trán, gò má và xoang. Màu sắc lòng trắng đỏ hồng hoặc đỏ tươi, có hạt gồ lên dưới khóe mắt..
  • Viêm màng bồ đào:
  • Viêm mống mắt thể mi:
  • Viêm nội nhãn: Bệnh có biểu hiện đỏ và đau nhức mắt, tuy nhiên không tiết dịch nhầy (ghèn, gỉ mắt) như đau mắt đỏ. Ngoài ra, có thể xuất hiện các triệu chứng sưng mắt, nhìn mờ, sợ sáng, cơ thể mệt mỏi, sốt, mất ngủ, chán ăn…
  • Viêm loét giác mạc: Người bị bệnh thường cảm thấy mắt bị cộm, chảy nước mắt nhiều, khó mở mắt khi thức dậy và mắt nhìn mờ.
Người bệnh cần phải đến các bệnh viện chuyên khoa mắt để kiểm tra để có hướng điều trị phù hợp.

Thạc sĩ- bác sĩ Bùi Thị Phương Nhung khuyến cáo:
Khi bị đau mắt đỏ, nếu người bệnh ngại đến bệnh viện, đầu tiên cần dùng nước muối thường xuyên để làm sạch mắt. Nếu 3-5 ngày không khỏi, người bệnh nên đến cơ sở y tế ban đầu nếu bệnh ở cấp độ thấp. Nếu mức độ nặng hơn có thể có biến chứng, bắt buộc phải được thăm khám của bác sĩ chuyên khoa mắt  phải chuyển tuyến y tế cao hơn.
Để phòng tránh dịch đau mắt đỏ, biện pháp tốt nhất là tránh xa khỏi nguồn gây bệnh. Cách phòng bệnh thụ động thứ hai là đeo khẩu trang, đeo kính, không nói chuyện với bệnh nhân ở khoảng cách khoảng 1m để giảm bớt nguy cơ.
Bên cạnh đó, nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên là cách phòng bệnh hiệu quả. Đặc biệt, khi có virus tình cờ bám vào mắt, việc dùng nước muối rửa trôi đi là an toàn nhất. Trong môi trường có người bị đau mắt đỏ, tốt nhất nên nhỏ nước muối khoảng 6 giờ/lần để loại bỏ virus lây bệnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip