Đóng lại
  • :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP BỆNH VIỆN LÃO KHOA - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

THÔNG TIN DÀNH CHO NGƯỜI BỆNH:CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH LOÉT TỲ ĐÈ

 Loét tỳ đè là một biến chứng thường gặp ở người bệnh nằm bất động lâu như những bệnh nhân liệt vận động, chấn thương cột sống, đa chấn thương, tổn thương tủy hoặc bệnh nhân tai biến mạch máu não, bệnh nhân bỏng nặng, suy kiệt hoặc mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường. Loét tỳ đè là hậu quả của quá trình tỳ đè kéo dài gây thiếu máu nuôi dưỡng tổ chức da, dưới da, gây chết hoại tử tế bào vùng bị tỳ đè.
Khoa Khám bệnh – Cấp cứu, Bệnh viện Lão khoa – Phục hồi chức năng thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân nặng đến nhập viện trong đó gặp rất nhiều các trường hợp loét tỳ đè ở các mức độ khác nhau.
Theo hội đồng tư vấn quốc gia về vết loét tỳ đè Hoa Kì đưa ra năm 1989, loét tỳ đè có 4 độ:

Mức độ 1: Trên phần da còn nguyên vẹn bắt đầu xuất hiện các ban đỏ, đổi màu, phù nề, da liền, vết đỏ không biến mất sau khi bỏ trống  ra khỏi dấu tay ấn hay lực tỳ đè, có thể có cảm giác da ấm hơn.
Mức độ 2: Những lớp đầu tiên của da bị mất đi. Giai đoạn này loét xảy ra trên bề mặt da và trên lâm sàng biểu hiện như một vết phồng rộp, trầy trợt da.
Mức độ 3: Da tổn thương hoặc hoại tử tới lớp mỡ dưới da.
Mức độ 4: Loét tổn thương sâu hoặc hoại tử tới lớp cơ xương và các cấu trúc nâng đỡ khác như gân, dây chằng, khớp.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ loét tỳ đè:
- Lực trượt và cọ xát
- Giảm vận động: thường gặp ở các bệnh nhân hôn mê, bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch não hoặc đa chấn thương, …
- Giảm khả năng cảm nhận đau: ở các bệnh nhân tai biến mạch não, tổn thương tủy sống, biến chứng thần kinh của bệnh đái tháo đường
- Sự ẩm ướt của da: nhiều mồ hôi, sử dụng bỉm thường xuyên, vết thương,…
- Thể trạng: gầy sút cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ loét tỳ đè
- Tình trạng dinh dưỡng kém khó lành vết loét
- Độ tuổi: người cao tuổi da và lớp mỡ dưới da thường mỏng, dễ bị tổn thương
- Các tình trạng bệnh lý: Đái tháo đường, tim mạch, chuyển hóa, nhiễm trùng
Dự phòng loét tỳ đè gồm các công việc gì? 
- Tránh bị tỳ đè, thường xuyên thay đổi tư thế cho người bệnh.
- Giữ gìn da khô sạch, nhất là những vùng hay bị tỳ đè.
- Kích thích tăng tuần hoàn tại chỗ: Thường xuyên xoa bóp những vùng có nguy cơ bị loét cao.
- Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ đặc biệt là protein, các vitamin A, C, E.
Các biện pháp cụ thể:
- Kiểm tra da hàng ngày
- Thay đổi tư thế thường xuyên 2 giờ/ lần, sử dụng đệm hơi hoặc đệm nước
- Giữ gìn da khô, sạch
- Xoa bóp các vùng tỳ đè
- Dinh dưỡng hợp lý
Một số hình ảnh minh họa

Bệnh nhân Nguyễn.Văn. Q loét độ IV
BN Nguyễn.Văn.Q sau quá trình điều trị 
Bệnh viện Lão khoa – Phục hồi chức năng là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh hàng đầu về khám chữa bệnh, chăm sóc trong lĩnh vực Lão khoa – Phục hồi chức năng. Các bệnh nhân loét tỳ đè nhập viện với các mức độ khác nhau, được chăm sóc điều trị theo phác đồ phù hợp. Trường hợp loét tỳ đè nặng có thể phải can thiệp ngoại khoa ( phương pháp hút liên tục vùng ổ loét), phối hợp điều trị bằng oxy cao áp nhanh liền vết loét và các liệu pháp khác.

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip