Đóng lại
  • :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP BỆNH VIỆN LÃO KHOA - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

THÔNG TIN DÀNH CHO NGƯỜI BỆNH: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG

I.Thoát vị đĩa đệm CSTL là gì?
Thoát vị đĩa đệm CSTL là tình trạng sự dịch chuyển của nhân nhày ra khỏi vị trí giải phẫu bình thường gây nên đau thắt lưng, đau lan theo rễ thần kinh hông to. Thoát vị phổ biến hay gặp nhất là L4-L5 và L5-S1. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

 

 

 Hình 1 : Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

II:Nguyên nhân và triệu chứng:

1.Nguyên nhân :

+ Hoạt động sai tư thế: cột sống quá giới hạn như quá ưỡn, vẹo cột sống…

+ Chấn thương: Ngã, ngồi dập mông xuống đất, tai nạn khiến bao xơ nứt rách, nhân nhầy thoát ra.

+ Chế độ sinh hoạt: Hút thuốc, ăn uống thiếu chất, thừa cân, béo phì sẽ ảnh hưởng đến đĩa đệm cột sống.

+ Quá trình thoái hóa sinh học: Cao tuổi thì đĩa đệm càng mất nước, dễ bị bào mòn và tổn thương. Tạo điều kiện thuận lợi để đĩa đệm thoát vị ra ngoài.

2.Triệu chứng :

+ Đau cấp tính xuất hiện khi bị chấn thương hoặc khi gắng sức sai tư thế :   + Đau cột sống thắt lưng dữ dội, đau có thể kèm tê bì lan xuống mông, mặt sau đùi, cẳng bàn ngón chân,

+ Người bệnh khó vận động khó khăn, đau tăng khi đi, đứng, hắt hơi, ho rặn, nghỉ ngơi sẽ đỡ đau .

+ Nghiệm pháp : Lasegue (+), Valleix (+), Neri (+), Chuông bấm  (+)…

+ Đau mạn tính: Sau đợt đau cấp tính cơn đau giảm dần, nhưng người bệnh vẫn đau âm ỉ gây khó khăn khi cúi, nghiêng, ngửa, xoay người.

 

Hình 2 : Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

III. Chẩn đoán : Cần kết hợp triệu trứng lâm sàng và cận lâm sàng :

+Chụp cộng hưởng từ MRI ( tiêu chuẩn vàng )

+ Chụp cắt lớp vi tính (CT) với cột sống thắt lưng.

+ Chụp X- Quang cột sống thắt lưng

IV. Điều trị :

1. Điều trị nội khoa: thuốc giảm đau, giãn cơ, chống viêm, tiêm corticoid ngoài màng cứng, tiêm cạnh sống….

2. Điều trị ngoại khoa: Được chỉ định khi điều trị nội khoa không hiệu quả, hoặc có triệu chứng chèn ép rễ thần kinh gây liệt teo, yếu cơ, rối loạn đại tiểu tiện

3.Các biện pháp vật lý trị liệu- Phục hồi chức năng: Các phương pháp phục hồi chức năng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có tác động vào các mô và cơ ở vùng thoát vị đĩa đệm, làm giảm áp lực đĩa đệm, từ đó, giúp cải thiện triệu chứng, phục hồi chức năng và tầm vận động của cột sống.

-Sử dụng nhiệt nóng như Paraphin, túi chườm, hồng ngoại, tắm khoáng…:Tác động nhiệt lên vùng thắt lưng giúp giảm đau, thư giãn cơ, tăng tuần hoàn và dinh dưỡng cho các mô ở vùng cột sống, phục hồi chức năng cơ, cải thiện tầm vận động cột sống và điều chỉnh tư thế cột sống.

-Điều trị bằng dòng điện xung( dòng Tens, dòng Nemec, dòng Leduc…); Điện di ion thuốc: giúp giảm đau, giảm phù nề, chống viêm, tăng tuần hoàn…

-Điều trị bằng sóng ngắn : giúp mềm cơ, giảm đau cục bộ, chống viêm, tăng cường dinh dưỡng tại chỗ.

-Điều trị bằng điện từ trường : giúp giảm đau, tăng tuần hoàn máu ngoại vi, kích thích tái tạo vi mạch, tái tạo tổ chức.

-Điều trị bằng sóng xung kích : giảm căng cơ, ức chế sự co thắt cơ, tăng cường phân tán chất P ( chất trung gian dẫn truyền đau).

-Điều trị bằng sóng siêu âm : có tác động trực tiếp lên những thụ cảm thần kinh giúp giảm đau nhanh, êm dịu.

-Điều trị bằng máy kéo giãn cột sống : giảm đau do giảm áp lực nội đĩa đệm, giải phóng chèn ép rễ giúp tăng cường nuôi dưỡng cục bộ.

-Điều trị bằng sóng cao tần RF : nhờ hiệu ứng chuyển dịch ion và hiệu ứng nhiệt giúp giảm đau, giảm viêm , ngoài ra còn tạo các morphin nội sinh giúp giảm đau nhanh chóng.

V. Bài tập vật lý trị liệu

-Các bài tập vật lý trị liệu sử dụng các lực cơ học tác động vào cơ chế bệnh sinh của thoái hóa cột sống. Các biện pháp này vừa có tác dụng điều trị vừa có tác dụng dự phòng và làm chậm tiến triển của thoái hóa cột sống thắt lưng.

VI.Các biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm và bảo vệ cột sống:

-Tập thể dục đều đặn, các bài tập: thái cực quyền, bơi lội, yoga, đi bộ…

-Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý.

-Ngồi làm việc giữ thẳng lưng, sau khoảng 1 – 2 giờ phải đứng dậy đi lại, tập vài động tác nhẹ, tránh ngồi lì và không vận động.

-Không mang vác, nâng vật quá sức.

-Chế độ ăn uống khoa học bổ sung canxi, vitamin D Glucosamine và Chondroitin nuôi dưỡng khớp khỏe mạnh.

-Không hút thuốc, không dùng chất kích thích, hạn chế rượu bia.

-Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip