Đóng lại
  • :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP BỆNH VIỆN LÃO KHOA - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

NỘI SOI TRỰC TRÀNG: KHI NÀO CẦN NỘI SOI VÀ MỘT SỐ LƯU Ý

1. Nội soi trực tràng là gì?

Trực tràng phần cuối của ruột già, có độ dài khoảng 20 đến 30cm. Trực tràng chính là cầu nối giữa hậu môn và đại tràng. Chức năng chính của trực tràng chính là lưu giữ chất thải, cùng với nhu động ruột tống phân qua hậu môn thoát ra ngoài. Do nhiều nguyên nhân mà trực tràng thường xuyên mắc các bệnh lý như viêm loét, polyp trực tràng, ung thư trực tràng,....

Nội soi trực tràng là thủ thuật đưa ống soi mềm qua hậu môn vào trực tràng để phát hiện các tổn thương, chẩn đoán và điều trị bệnh. Phương pháp này được đánh giá cao trong việc phát hiện bệnh lý tại trực tràng nhờ độ chính xác và quy trình thực hiện khá đơn giản.

2. Khi nào cần nội soi trực tràng

Nội soi trực tràng được chỉ định để chẩn đoán trĩ, rò hậu môn, bệnh lý u, ung thư, viêm loét trực tràng, polyp,... và còn để theo dõi diễn tiến bệnh của các trường hợp đã phẫu thuật vùng hậu môn trực tràng trước đó. Đặc biệt rất có giá trị trong tầm soát, chẩn đoán sớm ung thư trực tràng giúp bệnh nhân được điều trị sớm, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.

Khi có các dấu hiệu sau cần thiết thực hiện nội soi trực tràng để chẩn đoán bệnh:

  • Đau bụng: Đau bụng vùng dưới rốn, đau bụng hố chậu trái, đau bụng cơn theo co thắt của nhu động ruột.
  • Đi ngoài phân nhầy máu, máu đỏ tươi cần được nội soi nhằm phát hiện sớm bệnh lý.
  • Rối loạn đại tiện: Tình trạng đi ngoài tiêu chảy và táo bón thất thường cũng cần được nội soi. Rối loạn phân, khó đại tiện.
  • Ngứa hậu môn.

  • Đau vùng hậu môn. Khi có cảm giác đau rát hậu môn, ống hậu môn hoặc ngoài ống hậu môn bị chảy dịch bất thường. Bởi đây rất có thể đây là những biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm tại trực tràng
  • Chỉ định tầm soát ung thư trực tràng đối với những người có tiền sử gia đình có người bị mắc ung thư đại tràng
  • Trường hợp thiếu máu chưa rõ nguyên nhân
  • Test thấy hồng cầu trong phân dương tính
  • Kiểm tra thấy những bất thường trên phim X-Quang
  • Soi kiểm tra định kỳ người bệnh có polyp, ung thư đại trực tràng

  • Bệnh túi thừa
  • Các bệnh viêm đại trực tràng
  • Bệnh nhân bị viêm loét đại trực tràng chảy máu, Crohn, ung thư, polyp, rò hậu môn, nứt hậu môn cần nội soi để theo dõi
  • Ngoài ra trong lúc nội soi, bác sĩ có thể sinh thiết sang thương tìm tế bào ác tính
  • Nội soi trực tràng điều trị bệnh như: cắt polyp, lấy dị vật, cầm máu, nong chỗ hẹp, điều trị trĩ…
  • Nội soi trực tràng theo dõi sau cắt polyp, có loạn sản nặng.

3. Chống chỉ định của nội soi trực tràng cho đối tượng nào?

Nội soi trực tràng không có chống chỉ định tuyệt đối. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho người bệnh trong suốt quá trình nội soi, bác sĩ cần cân nhắc hoặc không chỉ định nội soi cho bệnh nhân cao tuổi, thai phụ, bệnh nhân suy tim, loạn nhịp tim, rối loạn đông máu, thuyên tắc phổi…, bệnh nhân nghi ngờ thủng ruột, tắc ruột hoặc vừa phẫu thuật đường ruột…

*Nội soi trực tràng được sử dụng khá phổ biến và mang lại kết quả chính xác trong việc chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến trực tràng. Tuy nhiên, nội soi trực tràng vẫn là phương pháp xâm lấn nên có thể gây ra một số rủi ro nhất định. Chính vì thế, người bệnh chỉ nên tiến hành nội soi khi thực sự cần thiết, có chỉ định của bác sĩ. Đồng thời nên lựa chọn thực hiện nội soi trực tràng tại cơ sở y tế uy tín có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi chuyên môn cùng trang thiết bị hiện đại.

Khoa Khám bệnh - Cấp cứu


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip