Đóng lại
  • :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP BỆNH VIỆN LÃO KHOA - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phục hồi chức năng sau gãy đầu dưới xương quay

Gãy đầu dưới xương quay là bệnh rất phổ biến, điều trị bệnh đa số là điều trị bảo tồn nắn bó bột, với những trường hợp gãy di lệch phức tạp cần điều trị phẫu thuật kết hợp xương đem lại kết quả tốt.

Phục hồi chức năng sau gãy đầu dưới xương quay là một quá trình quan trọng nhằm khôi phục khả năng vận động và giảm thiểu biến chứng.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết theo từng giai đoạn điều trị:

1. Giai đoạn bất động (khi đang bó bột)

Mục tiêu:

  • Ngăn ngừa phù nề, giảm đau, chống teo cơ và dính khớp.
  • Duy trì tuần hoàn và tầm vận động các khớp không bị tổn thương.

Hướng dẫn:

  • Treo tay cao trong 1–2 tuần để giảm sưng nề.
  • Tập co cơ tĩnh ở phần bị cố định sau khi bột khô để ngừa teo cơ.
  • Vận động các khớp không bị tổn thương như khớp khuỷu, vai và các khớp liên đốt bàn tay để duy trì tầm vận động

 

2. Giai đoạn sau tháo bột (từ 4 - 7 tuần sau chấn thương)

Mục tiêu:

  • Tăng cường tuần hoàn, giảm sưng nề và phục hồi tầm vận động khớp cổ tay.
  • Phục hồi chức năng cầm nắm và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Hướng dẫn:

  • Sử dụng nhiệt, thủy hoặc điện trị liệu vùng cổ tay và bàn tay để giảm sưng nề và tăng tuần hoàn.
  • Tập vận động chủ động các động tác gập, duỗi, nghiêng trụ, nghiêng quay, quay sấp và quay ngửa cổ tay.
  • Tăng cường cơ cầm nắm bằng các bài tập như cầm thả đồ vật, mở nắp chai, vắt khăn, lật sách, lăn bóng, phủi bụi.
  • Tập với tạ nhẹ (0,5–1 kg) sau 10–12 tuần nếu tầm vận động gần đạt mức bình thường.
  • Tập các bài tập liên quan đến nghề nghiệp sau 16 tuần nếu bệnh nhân chịu được.

3. Giai đoạn sau phẫu thuật (1 - 7 tuần sau mổ)
 

Mục tiêu:

  • Giảm đau, giảm sưng nề và phục hồi tầm vận động khớp cổ tay.
  • Phục hồi chức năng cầm nắm và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Hướng dẫn:

  • Nâng cao tay trong 1 - 3 tuần đầu để giảm sưng nề.
  • Tập vận động thụ động nhẹ nhàng cổ tay và bàn tay trong giai đoạn đầu.
  • Tập vận động chủ động các động tác gập, duỗi, nghiêng trụ, nghiêng quay, quay sấp và quay ngửa cổ tay từ tuần thứ 4 - 7.
  • Tăng cường cơ cầm nắm bằng các bài tập như cầm thả đồ vật, nhặt vật nhỏ.
  • Tập với tạ nhẹ (0,5 - 1 kg) sau 10 - 12 tuần nếu tầm vận động gần đạt mức bình thường.
  • Tập các bài tập liên quan đến nghề nghiệp sau 16 tuần nếu bệnh nhân chịu được.

Một số điểm cần lưu ý

Chế độ luyện tập:

  • Không được xoa bóp mạnh, sâu lên vùng gãy
  • Không được xoay xương vùng gãy
  • Không được đẩy hoặc hoặc kháng trở phần ngọn chi đến chỗ gãy
  • Không thử nghiệm cơ bằng tay gần chỗ gãy

Chế độ ăn:

  • Một chế độ ăn khoa học đảm bảo nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cho quá trình liền xương. Một số thực phẩm mà người bệnh gãy xương nên bổ sung:
  • Thực phẩm giàu canxi, giàu magie, giàu kẽm và giàu vitamin (trong đó vitamin B6 và B12 là cần thiết nhất)
 

Phục hồi chức năng sau gãy đầu dưới xương quay là vô cùng quan trọng, bệnh nhân cần đến các cơ sở về PHCN uy tín để đạt được hiệu quả hồi phục cao nhất.

Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị chuyên ngành phục hồi chức năng, BYT, 2014; Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng, NXB Y học 2010, Phục hồi chức năng trong chấn thương chỉnh hình

Khoa Hoạt động trị liệu


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip