Đóng lại
  • :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP BỆNH VIỆN LÃO KHOA - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Con thông minh nhưng học yếu – lý do cha mẹ không ngờ tới

Có những đứa trẻ tỏ ra khá hoạt bát, thông minh, hứa hẹn sẽ có một kết quả học tập tốt, nhưng khi đi học trẻ lại bộc lộc khó khăn rõ rệt ở một hoặc nhiều môn học nhất định, kết quả học tập thấp hơn rất nhiều so với dự đoán về khả năng trí tuệ của trẻ, khiến cha mẹ vô cùng băn khoăn.

Rối loạn phát triển kỹ năng học tập là tình trạng trẻ gặp khó khăn dai dẳng trong việc học kỹ năng học thuật như Đọc, Viết và Số học; khiến cho thành tích cá nhân thấp hơn rõ rệt so với mức độ hoạt động trí tuệ chung; hậu quả là suy giảm chức năng học tập hoặc nghề nghiệp của cá nhân đó.

Rối loạn phát triển kỹ năng học tập không bao gồm rối loạn phát triển trí tuệ, suy giảm giác quan (khiếm thị, khiếm thính), rối loạn thần kinh hoặc vận động, thiếu khả năng tiếp cận giáo dục, không thông thạo ngôn ngữ giảng dạy hoặc bất lợi về tâm lý.

Các dạng rối loạn phát triển kỹ năng học tập bao gồm:

Tên dạng RLPTKNHT

Biểu hiện chung

 

Rối loạn phát triển kỹ năng đọc

Cuối lớp 1 vẫn chưa đọc thành thạo

Mắc nhiều lỗi đọc, đọc rất chậm, đọc hiểu kém.

Khó nhớ chữ, hay viết ngược số hoặc chữ.

Rối loạn phát triển kỹ năng viết

Chữ viết khó đọc, viết nhiều câu không rõ nghĩa.

Tốc độ viết chậm, viết hay bỏ sót.

 

Rối loạn phát triển kỹ năng toán học

Khó thực hiện phép tính cơ bản: cộng trừ nhân chia.

Khó nhận biết tức thì số lượng đối tượng (<5).

Khó liên tưởng số lượng đối tượng và mặt số.

Rối loạn hỗn hợp các kỹ năng ở nhà trường

Có nhiều đặc điểm của các dạng rối loạn trên cùng tồn tại.

 

Khi nào phụ huynh cần lưu ý?

- Trẻ có trí thông minh ngoài môi trường học tập khá tốt, nhưng kết quả học tập vẫn kém dù có cố gắng. Đôi khi điều này khiến trẻ từ chối học tập và bị coi là hành vi chống đối;

- Đọc chậm, đọc hay bỏ qua từ, đọc nhưng kém hiểu;

- Hay viết ngược các kí tự, chữ viết tay xấu, lúc to lúc nhỏ, lên xuống bất thường, khoảng cách các chữ không đều;

- Nghe chính tả nhưng khó viết ra từ đúng;

- Tính nhẩm kém, khó hiểu các khái niệm toán học…

Phụ huynh nên làm gì?

- Quan sát và ghi chép lại chi tiết các khó khăn học tập của con, đồng thời trao đổi với GV phụ trách về các biểu hiện trên lớp;

- Đưa con em đi khám với các chuyên gia để xác định đúng dạng rối loạn, từ đó có biện pháp hỗ trợ đúng cách;

- Thấu hiểu và kiên trì hỗ trợ con theo hướng dẫn của nhà chuyên môn.

Khuyết tật học tập không phải là kết quả của sự lười biếng, thiếu thông minh hay điều kiện giáo dục kém. Nguyên nhân nằm ở sự khác biệt trong cách não bộ xử lý thông tin liên quan đến các kỹ năng thuộc về học tập. Việc học lại lớp, tăng thời gian học theo phương pháp thông thường không giúp cải thiện đáng kể kết quả học tập. Chìa khoá nằm ở chỗ “Hỗ trợ đúng cách”, cần có biện pháp hỗ trợ đặc biệt giúp trẻ học tập hiệu quả hơn.

Khoa Tâm lý trị liệu

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip