Đóng lại
  • :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP BỆNH VIỆN LÃO KHOA - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hưởng ứng ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ 02/4

Năm 2022, Liên hợp quốc công bố chủ đề Ngày Thế giới Nhận thức về Tự kỷ 02/4 là “Giáo dục hòa nhập chất lượng cho tất cả”. Chủ đề năm nay là sự tiếp nối với chủ đề WAAD năm 2021 - “Hòa nhập tại nơi làm việc”, nhằm nhấn mạnh rằng người tự kỷ cũng có quyền được hưởng một nền giáo dục chất lượng như những người khác.

Năm 2022, Liên hợp quốc công bố chủ đề Ngày Thế giới Nhận thức về Tự kỷ 02/4 là “Giáo dục hòa nhập chất lượng cho tất cả”. Chủ đề năm nay là sự tiếp nối với chủ đề WAAD năm 2021 - “Hòa nhập tại nơi làm việc”, nhằm nhấn mạnh rằng người tự kỷ cũng có quyền được hưởng một nền giáo dục chất lượng như những người khác.

Việc thúc đẩy giáo dục hòa nhập chất lượng cho những người mắc chứng tự kỷ sẽ giúp họ phát huy hết tiềm năng của mình và đạt được thành công bền vững khi tham gia thị trường lao động. Hơn nữa, giáo dục hòa nhập còn là chìa khóa cho lời hứa mang tính đột phá của các mục tiêu phát triển bền vững nhằm “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn về mặt hành vi và giao tiếp, ảnh hưởng đến khả năng tương tác xã hội, đồng thời các hành vi hạn chế và thường lặp đi lặp lại.

Những cột mốc của ngày Thế giới nhận thức về Tự kỷ.

Năm 1911: Nhà tâm lý học người Thụy Sỹ Eugen Blueler lần đầu đưa ra thuật ngữ Tự kỷ (Autism). Từ Autism xuất phát từ tiếng Hy lạp “autos” có nghĩa là “tự thân”.

Năm 1943: Nhà tâm thần học người Áo – Mỹ Leo Kanner đưa ra lập luận tự kỷ – tự kỷ từ nhũ nhi – là một rối loạn tâm thần học ở lứa tuổi nhỏ.

Năm 1944: Bác sỹ nhi người Áo Hans Asperger xuất bản công trình về những triệu chứng của Tự kỷ, bệnh thái nhân cách tự kỷ ở trẻ nhỏ (Autistic Psychopathy in Childhood)

Những năm 1970: Điều trị dược phẩm

Các phương pháp điều trị bao gồm tiêm secretin và risperidone để tác động lên các thụ thể dopamine.

Năm 1980: Lần đầu bổ sung vào danh mục chẩn đoán

DSM-III (Sổ tay Chẩn đoán và thống kê các Chứng rối loạn Tâm thần Hoa Kỳ, ấn bản thứ ba) đã đưa ra các tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh tự kỷ trẻ em với ba đặc điểm cơ bản.

Năm 1995: Nghiên cứu về hội chứng Asperger (Hội chứng Tự kỷ “chức năng cao”)

Kết quả nghiên cứu kéo dài 30 năm của Sula Wolff cho biết trẻ em mắc hội chứng Asperger thuộc nhóm đối tượng lanh lợi và tài năng nhất trong số trẻ em mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ, vì các bé trở nên độc lập khi trưởng thành và thể hiện những năng khiếu khác thường.

Năm 2007: Ngày Thế giới Nhận thức về Tự kỷ

Ngày 18 tháng 12 năm 2007, Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết lựa chọn ngày 02 tháng 4 hàng năm là Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ, nhằm khuyến khích các quốc gia thành viên hành động để nâng cao nhận thức về người mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ. Đồng thời thúc đẩy các nghiên cứu để tìm ra những phương pháp mới cải thiện sức khỏe và khả năng hòa nhập của họ.

Năm 2013: Tự kỷ là một phổ

Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ đưa ra một danh mục thống nhất về Phổ tự kỷ (gồm chứng tự kỷ, hội chứng Asperger, rối loạn phân ra thời thơ ấu và rối loạn phát triển lan tỏa không được chỉ định khác (PDD NOS)) trong Ấn bản thứ năm của Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các Chứng Rối loạn Tâm thần. (DSM-V)

Trẻ tự kỷ nếu được phát hiện, chẩn đoán và được can thiệp sớm một cách bài bản sẽ giúp cho trẻ sớm khắc phục được những khuyết điểm của mình để hòa nhập một cách tương đối trong môi trường gia đình, nhà trường và xã hội.

5 DẤU HIỆN CỜ ĐỎ PHÁT HIỆN SỚM TỰ KỶ

- Không bi bô, không biết dùng cử chỉ, ra dấu vào khoảng 12 tháng,

- Không biết nói từ đơn khi 16 tháng,

- Không biết đáp lại khi được gọi tên,

- Không tự nói được câu có 2 từ khi 24 tháng,

- Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc xã hội ở bất kỳ độ tuổi nào.

Vì vậy, cha mẹ cần chú ý quan sát, nhận biết những dấu hiệu bất thường, cho con đi khám tại các khoa chuyên biệt của các bệnh viện để phát hiện sớm và có phương pháp can thiệp kịp thời. Càng phát hiện sớm thì tiến trình phục hồi của trẻ mắc chứng tự kỷ càng nhanh. Giai đoạn "vàng" để can thiệp hiệu quả là khi trẻ dưới 3 tuổi. Cha mẹ cũng cần chuẩn bị tâm lý tốt, học cách chấp nhận sự khác biệt của con để cùng đồng hành cùng con. 

Khoa Tâm lý trị liệu


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip