Đóng lại
  • :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP BỆNH VIỆN LÃO KHOA - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bệnh viện PHCN thực hiện nghiêm các quy định về phòng cháy chữa cháy

Nhằm nâng cao nhận thức cho viên chức, người lao động Bệnh viện về công tác phòng ngừa cháy, nổ; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể của đơn vị trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác PCCC&CNCH tại đơn vị. Hạn chế đến mức thấp nhất số vụ và thiệt hại do cháy, nổ, sự cố, tai nạn gây ra tại đơn vị.

Bệnh viện Phục hồi chức năng triển khai thực hiện một số các biện pháp:

-Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phố biến kiến thức, pháp luật về PCCC và xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC&CNCH.

- Nhiệm vụ PCCC&CNCH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên; tất cả các hoạt động PCCC&CNCH trước hết phải giải quyết bằng lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ.

- Việc triển khai phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đảm bảo đúng chức năng và phân công nhiệm vụ của kế hoạch này. Chấp hành chế độ thông tin, báo cáo về công tác PCCC&CNCH theo quy định. Phát huy trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác PCCC&CNCH.

Tất cả các mục tiêu được thực hiện đồng bộ bằng các giải pháp trên mọi mặt trận:

Công tác phòng chống cháy nổ:

Nâng cao ý thức, ban hành các quy định chế tài đối với nhân viên y tế và thân nhân bệnh nhân về các hoạt động có nguy cơ gây cháy nổ (cấm hút thuốc, cấm sử các thiết bị điện không được sự cho phép, cấm sử dụng bếp gas mini…).

Thành lập Ban chỉ đạo Đội PCCC cơ sở bao gồm: Ban chỉ huy, Tổ thông tin, Tổ cứu thương – Hướng dẫn thoát nạn, Tổ xung kích chữa cháy, Tổ di chuyển tài sản, Tổ bảo vệ. Với chức năng, nhiệm vụ cụ thể riêng biệt và phối hợp với nhau để xử lý sự cố cháy.

Mời Cảnh sát PCCC TP Cẩm Phả đến tuyên truyền và thực hành diễn tập về PCCC cho toàn thể nhân viên Bệnh viện các kiến thức và kỹ năng thoát nạn cơ bản khi có sự cố, cũng như cách thoát nạn cho CBVC, người lao động và người bệnh Bệnh viện.

Công tác bảo trì, bảo dưỡng định kỳ:

Hàng tháng, kiểm tra tình trạng các bình chữa cháy trong khuôn viên bệnh viện: kiểm tra mức áp suất đối với bình bột và cân ký đối với bình CO2), đảm bảo hoạt động chữa cháy tại chỗ luôn sẵn sàng.

Kiểm tra hoạt động của các bơm chữa cháy (bơm điện và bơm dầu): kiểm tra mức điện áp bình điện đối với bơm dầu, mức điện áp đầu vào đối với bơm điện. Cho bơm vận hành thử bằng cách xả nước tại các trụ chữa cháy ngoài trời, đảm bảo bơm chữa cháy luôn vận hành tự động.

Định kỳ kiểm tra lăng phun và cuộn vòi dẫn nước chữa cháy, đảm bảo cuộn vòi không bị hoại mục do lâu ngày không sử dụng.

Công tác tuyên truyền và giám sát hằng ngày:

Tuyên truyền để nâng cao ý thức và kỹ năng về phòng cháy chữa cháy cho nhân viên y tế và thân nhân, bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện.

Kiểm tra tình trạng cửa của các thang bộ thoát hiểm (phải luôn luôn đóng), tránh tình trạng khói tràn vào thang thoát hiểm khi có sự cố cháy.

Bố trí nhân viên kỹ thuật trực giám sát hệ thống báo cháy, phát hiện kịp thời sự cố cháy ở bất kỳ nơi đâu trong Bệnh viện.

Nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ cháy nổ xảy ra, ngoài sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền trong công tác PCCC thì mỗi khoa. phòng cần phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Nhà nước về an toàn phòng chống cháy nổ, kiểm tra phát hiện kịp thời và loại trừ những nguy cơ tiềm ẩn gây ra cháy nổ.

Hàng quý, bệnh viện được công an PCCC tỉnh Quảng Ninh đến kiểm tra và đánh giá về công tác PCCC đảm bảo hoạt động tốt theo quy định./.

 

Phòng TCHCQT


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip