Cảnh báo biến chứng nguy hiểm khi tự tắm nước lá cây chữa bệnh về da
Trẻ nhập viện trong tình trạng chảy mủ da nặng
Trước đó, ngày 6-10, Khoa Các bệnh nhiệt đới, BV Sản Nhi Quảng Ninh tiếp nhận bé Nình Xuân T. (32 ngày tuổi), dân tộc Sán chỉ, thường trú tại huyện Đầm Hà. Trẻ nhập viện trong tình trạng bệnh 1 tuần với biểu hiện ban đầu nổi bọng nước rải rác toàn thân, bọng nước to dần, vỡ chảy mủ, gia đình tắm lá cho trẻ khiến tình trạng chảy mủ da nặng thêm được gia đình cho vào viện kiểm tra…
Kết quả khám lâm sàng cho thấy tổn thương da chảy mủ, mắt chảy dử vàng nhiều, đóng vảy rải rác toàn thân. Chẩn đoán viêm da mụm mủ/viêm kết mạc mắt. Bé được chỉ định nhập Khoa CBND điều trị.
Các bác sỹ cho biết, đa số các trường hợp trẻ nhập viện ban đầu chỉ bị mẩn ngứa nổi ít nốt đỏ li ti trên người, nhưng gia đình không đưa trẻ đi khám ngay, mà lấy nước lá tắm cho con, dẫn đến tình trạng ngày càng nặng đến lúc này mới đưa trẻ đi khám. Trường hợp của bé Nình Xuân T. (32 ngày tuổi) bị viêm da rất nặng, hai bên mặt, toàn thân bong tróc thành cả mảng lớn nhìn rất đáng sợ.
Theo các bác sỹ khuyến cáo: Gia đình không nên tắm nước lá cho trẻ nếu không biết rõ loại lá và tính chất của chúng, tránh tình trạng lở loét, nhiễm trùng. Trường hợp bệnh nặng để lâu có thể gây nhiễm trùng toàn thân khi đó trẻ có biểu hiện sốt không kịp thời điều trị bệnh trẻ sẽ có nguy cơ tử vong.
Hiện tại Khoa Các bệnh nhiệt đới đang điều trị cho 19 trường hợp trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm như Tay chân miệng, Sởi, rota... Do đó khi thấy trẻ có các biểu hiện sốt cao trên 39 độ, nổi mụn chân, tay, người; giật mình khi ngủ; viêm da, phụ huynh nên đưa con tới khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời và dứt điểm.
Việc dùng các loại cây như: Cúc tần, diệp lục, lá đơn đỏ, lá trầu không đến loại cây long não, cây xoan đất… có thể có tác dụng với trường hợp nào đó lý do phù hợp cơ địa, chứ nó không hoàn toàn có tác dụng đối với tất cả các trường hợp bệnh lý về da ở trẻ. Viêm da cơ địa phần lớn có biểu hiện ban đầu là mẩn đỏ, nếu phụ huynh thờ ơ, không điều trị tốt sẽ dẫn đến nặng như, ngứa ngáy, chảy dịch.
Khi các bà mẹ trẻ áp dụng tùy tiện phương pháp dân gian với trẻ nhỏ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm không lường trước được, làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị về sau của trẻ. Tốt hơn hết, khi nhà có em bé có biểu hiện bất thường, cần đến gặp chuyên gia để được tư vấn cụ thể.
Cách chăm sóc viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ:
1. Cho trẻ dùng một số kem dưỡng làm mềm, làm ẩm da giúp phục hồi những tổn thương nhanh nhất.
2.Vệ sinh cho trẻ tránh viêm da dị ứng, thường xuyên vệ sinh không gian sống sạch sẽ, thoáng mát cho trẻ.
3. Không để cho bé tiếp xúc với các chất độ hại hoặc môi trường ô nhiễm, nguồn nước bẩn.
4. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng sức đề kháng cho trẻ phòng viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ.
5. Đặc biệt, để đề phòng viêm da cơ địa cho trẻ cần phải thường xuyên vệ sinh cơ thể trước khi trẻ có dấu hiệu viêm.
Bài viết liên quan
- Thông báo tuyển dụng Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh năm 2021
- Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh tham gia hỗ trợ tiêm chủng vắc xin COVID-19 trên địa bàn tỉnh
- Bệnh viện Phục hồi chức năng tổ chức khám sàng lọc phát hiện các vấn đề sức khỏe cho nạn nhân chất độc hóa học/Dioxin và con đẻ của nạn nhân bị mắc bệnh, tật tại Thị xã Đông Triều
- Bệnh viện Phục hồi chức năng tham gia đoàn cán bộ y tế Quảng Ninh lên đường phòng chống dịch COVID-19 tại Thủ đô Hà Nội
- Thông báo về việc báo giá trang thiết bị y tế
- ĐI CHỢ AN TOÀN TRONG MÙA DỊCH COVID-19
- Mới: Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời dự phòng và xử trí COVID-19 ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh
- Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực
- Bệnh viện Phục hồi chức năng công bố Quyết định bổ nhiệm Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính – Quản trị
- Tuyệt đối không rời tỉnh, thành phố nơi cư trú