Đóng lại
  • :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP BỆNH VIỆN LÃO KHOA - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kỷ niệm Ngày thế giới nhận thức về Tự kỷ

Thuật ngữ “tự kỷ” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1911. Nhà tâm thần học Eugen Bleuer (Thụy Sĩ) đã sử dụng thuật ngữ này để mô tả một nhóm các triệu chứng nhất định được coi là các triệu chứng giai đoạn đầu của bệnh tâm thần phân liệt.
Năm 1943, tại Mỹ, bác sĩ tâm thần trẻ em Leo Kanner mô tả tự kỷ là một chứng rối loạn xã hội và cảm xúc trong bài báo “Rối loạn tự kỷ về mặt cảm xúc”, tách biệt người mắc chứng tự kỷ ra khỏi nhóm bệnh nhân thần kinh.
Năm 1944, bác sỹ người Áo Hans Asperger đã xuất bản “Bài báo về Tâm thần học tự kỷ” mô tả tự kỷ là một rối loạn ở trẻ em có trí thông minh bình thường nhưng gặp khó khăn đối với các kỹ năng xã hội và giao tiếp. Những bài báo này đóng góp một phần quan trọng vào những công trình nghiên cứu trong năm 1980 nhằm phân biệt tự kỷ với bệnh tâm thần phân liệt.
Đến ngày 18/12/2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết A/RES/62/139 lấy ngày 2/4 hằng năm là Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (World Autism Awareness Day - WAAD) và được thông qua vào ngày 18/12/2008.
Năm 2013, khái niệm “phổ tự kỷ” được Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ đưa vào ấn bản thứ năm của cuốn “Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các Chứng Rối loạn Tâm thần” sau khi kết hợp tất cả các phạm trù nhỏ và các tình trạng có liên quan đến tự kỷ thành một phạm trù thống nhất, bao gồm các đặc điểm khác nhau, mức độ nghiêm trọng và biểu hiện của các triệu chứng.
Đến nay, ngày 02/4 hàng năm đã trở thành một cột mốc quan trọng, được kỷ niệm tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về người mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ; thúc đẩy các nghiên cứu để tìm ra những phương pháp mới cải thiện sức khỏe và khả năng hòa nhập của những người mắc phải hội chứng này.
Bệnh viện Lão khoa - Phục hồi chức năng Quảng Ninh hiện nay đang thực hiện khám và điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc rối loạn phổ tự kỷ. Để hưởng ứng Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ 02/4, thấu hiểu những khó khăn của trẻ tự kỷ và gia đình trẻ, Bệnh viện Lão khoa - Phục hồi chức năng triển khai các hoạt động như: Xây dựng báo tường truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về hội chứng rối loạn phổ tự kỷ; Tăng cường tuyên truyền về tầm quan trọng của việc phát hiện sớm, can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ. Trong đó, nhấn mạnh vai trò phát hiện sớm và can thiệp tích cực của cha mẹ, sự kết hợp chặt chẽ giữa y bác sĩ, giáo viên và gia đình trong việc điều trị, hỗ trợ và giúp đỡ trẻ tự kỷ học tập và hoà nhập với cộng đồng. Trẻ cần được can thiệp ngay sau khi có chẩn đoán bởi nhân viên y tế.
Nhận dịp này, tại khoa Tâm lý trị liệu cũng tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho bệnh nhi đang điều trị tại bệnh viện như: Cắm hoa thủ công, tô màu, vẽ tranh và trưng bày các sản phẩm thủ công của trẻ tại sảnh và các phòng điều trị của khoa. Thông qua các hoạt động này, các cháu được tham gia, vui chơi, tương tác cùng bè bạn, được thể hiện khả năng, phát hiện năng khiếu, giúp các cháu tự tin hơn vào bản thân và có những giây phút vui vẻ, thoải mái trong quá trình điều trị. Các bức tranh của các cháu cũng được đội ngũ y bác sĩ trân trọng trưng bày tại khu vực điều trị, nhằm khuyến khích sự tìm hiểu, công nhận của cộng đồng, lan toả tình yêu thương và giá trị nhân văn đối với trẻ tự kỷ cho đông đảo mọi người trong xã hội.
Được nhìn những nụ cười, niềm vui của trẻ thơ là một câu chuyện ấm lòng tại Bệnh viện Lão khoa – Phục hồi chức năng Quảng Ninh nhân Ngày thế giới nhận thức về tự kỷ 02/4/2023.
Một số hình ảnh tại buổi lễ kỉ niệm :


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Video Clip