Đóng lại
  • :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP BỆNH VIỆN LÃO KHOA - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chào mừng Ngày Vật lý trị liệu Thế giới 08/9

Cách đây đúng 72 năm, ngày 8/9/1951 tại Luân Đôn, 11 nước đầu tiên trên thế giới đã thành lập ra một Liên đoàn nghề nghiệp đó là Liên đoàn Quốc tế Vật lý trị liệu. Đến nay Liên đoàn Quốc tế Vật lý trị liệu đã lan rộng ra toàn cầu với 125 quốc gia thành viên chính thức. Ngày 01/01/2021 Việt Nam chúng ta đã trở thành viên chính thức của Liên đoàn Vật lý trị liệu Thế giới và đang là thành viên rất tích cực được hầu hết các nước trên thế giới ủng hộ và giúp đỡ.

Từ năm 1996, Liên đoàn Vật lý trị liệu Thế giới (WCPT) quyết định lấy ngày 08/09 hàng năm là ngày Vật lý trị liệu Thế giới.

 

Đây cũng là dịp để tôn vinh và tri ân những cống hiến của các chuyên gia về Vật lý trị liệu từ khắp nơi trên thế giới thông qua việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò quan trọng của Vật lý trị liệu trong quá trình đồng hành và chăm sóc đặc biệt cho người bệnh.

Vật lý trị liệu-phục hồi chức năng là chuyên ngành kỹ thuật Y khoa, nghiên cứu đưa ra các phương pháp điều trị bệnh không dùng thuốc. Khi đó sử dụng các yếu tố vật lý tác động trực tiếp lên người bệnh như vận động cơ, tác động nhiệt, ánh sáng… nhằm phòng bệnh và phục hồi các chức năng đang bị ảnh hưởng về trạng thái ban đầu.

Vật lý trị liệu lại là phương pháp điều trị, phục hồi sức khỏe cho con người mà không cần dùng đến thuốc. Theo đó, khả năng của ngành Vật lý trị liệu là  giúp bệnh nhân nhanh phục hồi khả năng vận động, tái hòa nhập cộng đồng.

Hiện nay vật lý trị liệu-phục hồi chức năng là một chuyên ngành được xã hội đặc biệt quan tâm. Song song cùng sự phát triển của Y khoa, phương pháp trị liệu sở hữu vai trò quan trọng để điều trị bệnh, tái tạo chức năng vốn có ban đầu và loại bỏ các biến chứng về sau.

Thực tế cho thấy rằng tỉ lệ người bị tàn tật, khuyết tật, do các di chứng sau tai nạn chấn thương thương hay do mắc các bệnh lý như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, liệt nửa người… ngày càng gia tăng. Các căn bệnh này không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, công việc làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn là gánh nặng đối với gia đình, xã hội. Do đó, tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng có một vai trò quan trọng nhằm giúp các bệnh nhân hồi phục toàn diện, khôi phục chức năng vận động, góp phần chăm sóc người khuyết tật làm giảm tỷ lệ tàn tật, tăng khả năng tái hội nhập cộng đồng của người tàn tật.

Quan niệm trước đây của nhiều người cho rằng mục tiêu cuối cùng của công tác điều trị là cứu sống được bệnh nhân. Thế nhưng quan niệm đó đã dần thay đổi nhất là trong những năm trở lại đây tỷ lại người mắc bệnh tai biến, thoát vị đĩa đệm, chấn thương, gãy xương do tai nạn lao động và xe cộ gây ra rất nhiều. Vì thế ngoài việc điều trị người bệnh cần phải tập các bài tập vật lý trị liệu để phục hồi lại các chức năng đã mất do bệnh gây ra giúp người bệnh hòa nhập trở lại với cuộc sống hàng ngày.

Vật lý trị liệu ngày càng phổ biến và được đông đảo khách hàng lựa chọn vì mang lại nhiều ưu điểm nổi bật:  

- Giảm đau không cần dùng thuốc, không cần phẫu thuật, tránh ảnh hưởng đến bệnh lý nền, chặn đứng nguy cơ: loét dạ dày, suy gan, suy thận… 

- Rút ngắn thời gian điều trị nhờ tác động sâu, trực tiếp vào vị trí tổn thương

- Hỗ trợ hồi phục vận động sau phẫu thuật

- Giảm viêm, giảm phù nề, giải phóng chèn ép hiệu quả

- Cải thiện khả năng vận động và di chuyển sau đột quỵ hoặc tê liệt

Những ai cần điều trị vật lý trị liệu?

Thông thường, vật lý trị liệu được chỉ định cho các đối tượng sau:

- Người mắc các bệnh lý về xương khớp: phình đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, cột sống cổ, lưng, ngực, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp gối, viêm khớp, vẹo cột sống… 

- Người bị tổn thương gân, cơ, dây thần kinh: viêm gân, viêm điểm bám gân, gout, liệt thần kinh ngoại biên, viêm đa rễ thần kinh… 

- Người gặp chấn thương thể thao: trật khớp, giãn dây chằng gối, căng cứng cơ bắp… 

- Bệnh nhân sau phẫu thuật, tai biến: bệnh nhân sau phẫu thuật thay khớp gối, khớp háng, nối dây chằng… có biểu hiện căng cơ, mất vận động tạm thời, teo cơ sau thời gian dài không vận động…

Một số hình ảnh vật lý trị liệu - phục hồi chức năng tại Bệnh viện Lão khoa - PHCN:

Khoa Vật lý trị liệu


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Video Clip