Đóng lại
  • :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP BỆNH VIỆN LÃO KHOA - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khoa tâm lý trị liệu tổ chức tập huấn triển khai phương pháp can thiệp giao tiếp tăng cường và thay thế AAC (Agmentative Alternative Communication)

Để không ngừng nâng cao chất lượng điều trị, Khoa tâm lý trị liệu thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề nhằm học hỏi, cập nhật các phương pháp can thiệp mới và hiệu quả dành cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn phát triển ngôn ngữ, bại não…. Một trong những phương pháp can thiệp đem lại hiệu quả tích cực hiện nay phải kể đến công cụ giao tiếp tăng cường và thay thế AAC (Agmentative Alternative Communication).
AAC là công cụ giao tiếp tăng cường (sự bổ sung hoặc hỗ trợ cho lời nói không phải lúc nào cũng có hiệu quả) và thay thế (sự thay thế cho lời nói khi lời nói không thể hiểu được hoặc không hiện diện). AAC là phương pháp đã được chứng minh hiệu quả ở nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Úc … và ứng dụng tại nhiều bệnh viện, trung tâm lớn tại Việt Nam như: bệnh viện Nhi Trung ương Hà Nội, bệnh viện Nhi Đồng 1 TP. Hồ Chí Minh, bệnh viện Nhi đồng 2 TP. Hồ Chí Minh , Phòng khám Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch Tp. Hồ Chí Minh, …
Buổi tập huấn xoay quanh các nội dung:
1.Giới thiệu về phương pháp tăng cường và giao tiếp thay thế AAC (Agmentative Alternative Communication)
  • Mục đích khi sử dụng phương pháp AAC
  • Tầm quan trọng của phương pháp AAC
  • Phân loại các công cụ AAC
  • Các nguyên tắc khi sử dụng công cụ AAC
2.Ứng dụng phương pháp tăng cường giao tiếp và thay thế AAC tại bệnh viện: Hiện tại, AAC đang được sử dụng rộng rãi với nhiều đối tượng khác nhau, với nhiều mục đích và trong nhiều môi trường. AAC đã được ứng dụng trong thực tế tại nhiều bệnh viện và đem lại hiệu quả rất tích cực.
3.Hiện nay, khoa Tâm lý trị liệu bệnh viện Lão khoa – Phục hồi chức năng đang tiến hành tập huấn phương pháp can thiệp AAC 1 buổi/tuần cho các y bác sỹ, kĩ thuật viên, điều dưỡng tại khoa. Qua các buổi tập huấn, các y, bác sĩ trong khoa đã có cái nhìn tổng quát về AAC, sẵn sàng áp dụng được kiến thức mới mang lại hiệu quả điều trị tích cực cho bệnh nhi.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip