Đóng lại
  • :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP BỆNH VIỆN LÃO KHOA - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những biểu hiện của trẻ chậm nói đơn thuần và nguyên nhân

Chậm nói đơn thuần đôi khi chỉ là do tốc độ phát triển riêng biệt của mỗi trẻ. Chậm nói đơn thuần không liên quan đến khả năng hiểu hoặc giao tiếp phi ngôn ngữ (giao tiếp mắt) của trẻ.

*Các biểu hiện của chậm nói đơn thuần:

Nếu một em bé không ê a hoặc tạo ra âm thanh khi được 2 tháng tuổi, đó có thể là dấu hiệu sớm của tình trạng chậm nói. Khi được 12 tháng tuổi, hầu hết trẻ đều có thể nói dada hoặc mama. Dấu hiệu trẻ chậm nói đơn thuần ở độ tuổi lớn hơn gồm:

Độ tuổi lên 2: trẻ không sử dụng ít được ít nhất 25 từ.

Độ tuổi 2.5: trẻ không sử dụng được cụm hai từ, hoặc danh – động từ kết hợp.

Độ tuổi lên 3: trẻ không sử dụng được ít nhất 200 từ, không đòi đồ vật bằng cách gọi tên chúng, và rất khó để hiểu trẻ nói gì dù bạn rất gần gũi trẻ.

Ở bất kì độ tuổi nào: trẻ không nói lại được những từ đã được dạy.

Chơi trị liệu là một trong các phương pháp điều trị Chậm nói đơn thuần cho trẻ tại Bệnh viện Lão khoa - Phục hồi chức năng Quảng Ninh

* Một số nguyên nhân của chậm nói đơn thuần:

Biểu hiện của các vấn đề về cấu tạo bộ phận phát âm của trẻ

Dấu hiệu trẻ chậm nói đơn thuần có thể là biểu hiện của một vấn đề nào đó về cấu tạo miệng, lưỡi hoặc vòm họng của trẻ.

Một vấn đề phổ biến là trẻ bị chứng cứng lưỡi, khi thắng lưỡi – bộ phận nối lưỡi với sàn miệng – bị dính, cứng khiến trẻ khó phát âm, thậm chí khó bú mẹ.

Dấu hiệu trẻ chậm nói đơn thuần có thể là biểu hiện của sự khiếm khuyết về thính giác

Khả năng nói không chỉ liên quan đến bộ phận phát âm, nó còn có quan hệ mật thiết với khả năng nghe của trẻ. Dấu hiệu trẻ chậm nói đơn thuần có thể là biểu hiện của sự khiếm khuyết về thính giác.

Một đứa trẻ không thể nghe rõ hoặc nghe được âm thanh một cách méo mó, có thể gặp khó khăn trong việc hình thành từ.

Một dấu hiệu của việc mất thính giác là trẻ không nhận ra người hoặc vật khi bạn gọi tên nhưng lại biết được khi bạn dùng cử chỉ.

Tuy nhiên, các dấu hiệu mất thính giác rất tinh vi. Đôi khi chậm nói hoặc chậm phát triển ngôn ngữ có thể là dấu hiệu duy nhất đáng chú ý. 

Do thiếu sự tương tác từ môi trường xung quanh

Chúng ta học cách nói để tham gia vào một cuộc trò chuyện. Thật khó để bắt kịp một cuộc nói chuyện nếu không có ai tương tác với bạn.

Môi trường đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển khả năng nói và ngôn ngữ. Sự lạm dụng, bỏ bê, thiếu tương tác, thiếu sự kích thích bằng lời nói có thể khiến trẻ không đạt được các mốc phát triển ngôn ngữ.

* Vai trò của cha mẹ trong chăm sóc phát triển ngôn ngữ ở trẻ tập nói:

- Cha mẹ cần quan tâm chăm sóc thúc đẩy kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ tuỳ theo độ tuổi. Trẻ có thể nghe và hiểu từ rất sớm, trước khi trẻ có thể tự nói. Do đó cha mẹ cần khuyến khích trẻ tập nói.

- Thường xuyên nói chuyện với trẻ, đọc sách cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ tập trung vào bạn, vào đồ vật nào đó mà bạn muốn nói đến.

- Nên nói đến những vật có trước mặt, hay những điều đang xảy ra. Không ép trẻ phải nói nhưng nhớ đưa ra lời khen khi trẻ tập nói.

- Chú ý lắng nghe, cho con bạn có thời gian để thực hiện những lời trẻ sắp nói, cũng như thường xuyên đưa ra lời động viên như ‘Con nói giỏi lắm’, giúp trẻ mạnh dạn tập nói.

- Nên dạy cho trẻ những từ đơn giản, dễ hiểu. Tốt nhất là dạy trẻ nói dựa theo những tình huống xảy ra hàng ngày, tạo nhiều tình huống khác nhau khi nói về một từ nào đó.

- Tập cho con bạn biết nghe các âm thanh khác nhau hay tập cho con giao tiếp qua những hình ảnh hay điệu bộ cũng là cách giúp cho trẻ tập nói tốt.

- Không nên cho trẻ xem ti vi quá nhiều, cần kiểm soát thời gian và chương trình ti vi. Cha mẹ nên cùng xem với trẻ các chương trình như phim hoạt hình, ca nhạc và bình luận về các tình tiết, nhân vật, hội thoại trong phim để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ.

Khoa Tâm lý trị liệu


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip