Đóng lại
  • :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP BỆNH VIỆN LÃO KHOA - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khi nào nên đi khám cho bé chậm nói?

Khi trẻ có dấu hiệu chậm nói, cha mẹ nên quan sát, theo dõi những thay đổi và đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và bác sĩ sẽ có phương án xử lý, điều trị phù hợp.

Trước tiên cha mẹ, người thân cần chú ý chăm sóc, quan tâm phát triển kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ phù hợp với độ tuổi, và cần can thiệp sớm khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường về phát triển ngôn ngữ.

Các biểu hiện bất thường về phát triển ngôn ngữ ở trẻ:

Đối với trẻ chậm nói do nguyên nhân thực thể, đa phần là do trẻ có vấn đề về thính lực. Các bác sĩ phải điều trị về thính lực cho trẻ.

Đối với trẻ bị điếc nhẹ và điếc trung bình thì việc điều trị trước 5 tuổi rất có hiệu quả.

Trong những trường hợp điếc do viêm tai, thủng màng nhĩ, trẻ sẽ được điều trị bằng phẫu thuật, vá màng nhĩ để nâng sức nghe. Với những trường hợp không nghe lại được thì phải can thiệp bằng cách đeo máy nghe.

Điều trị cho trẻ chậm nói tại Bệnh viện Lão khoa - Phục hồi chức năng Quảng Ninh

Các cột mốc cần lưu ý:

Sơ sinh: Sàng lọc về khả năng nghe cho trẻ sơ sinh là một tiêu chí cực kì quan trọng tại các bệnh viện chuyên Sản nhi. Do đó, để theo dõi sớm trường hợp trẻ chậm nói về sau, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến khám sàng lọc khả năng nghe khi con được

Từ 3 - 4 tháng tuổi: nhưng vẫn không đáp ứng với tiếng động mạnh, trẻ không phát ra âm thanh gừ gừ.

Từ 5 - 12 tháng: trẻ vẫn không phản ứng hoặc không quay đầu về nơi phát ra âm thanh, không tìm cách giao tiếp với mọi người xung quanh, không biết nói bất kỳ một từ nào, không biết vẫy tay chào tạm biệt, không hiểu cách lắc đầu để nói không, không phản ứng khi được người thân gọi tên, không hiểu và không phản ứng với các cụm từ đơn giản như “không”, “bai bai”, không quan tâm gì đến thế giới xung quanh... Đây là những dấu hiệu mà phụ huynh cần hết sức chú ý, nếu ở mốc độ tuổi này mà bé có các biểu hiện kể trên thì nguy cơ trẻ chậm nói rất cao, cha mẹ cần đưa bé đến khám để kiểm tra chính xác hơn.

Từ 18 tháng: Ở cột mốc này, nếu trẻ chưa nói được 6 từ, không thể giao tiếp bằng bất cứ hình thức nào, kể cả khi trẻ cần giúp đỡ, không nói các từ đơn giản như “mẹ”, “bế”..., không hiểu mệnh lệnh đơn giản, không đáp lại bằng lời hoặc bằng cử chỉ khi được ai đó hỏi “cái gì đây?”... thì cần phải cho trẻ đi khám sớm.

Từ 24 tháng: vốn từ tăng chậm, trẻ chưa nói được 15 từ, không tự nói mà chỉ nhại lại lời nói của người khác, không có các cuộc hội thoại đơn giản, không dùng lời nói để giao tiếp... Với trẻ từ 25 - 35 tháng, nếu trẻ không nói được câu có 2 - 4 từ, không biết gọi tên vài bộ phận trên cơ thể, không đặt các câu hỏi đơn giản... là các dấu hiệu trẻ chậm nói cần được thăm khám để kiểm tra.

Từ 3 - 4 tuổi: trẻ chậm nói sẽ có biểu hiện không sử dụng đại từ nhân xưng (con, ba, mẹ, bà), không ghép từ thành câu ngắn, không hiểu những chỉ dẫn ngắn (như: “hãy lấy giày của con”), lời nói không rõ khiến người nghe không hiểu, không tự đặt câu hỏi, ít quan tâm đến sách truyện, không quan tâm/tương tác với trẻ khác, khó tách khỏi bố mẹ...

Nhìn chung, ở độ tuổi 3 tháng – 2 tuổi có khoảng 1/5 trẻ em xuất hiện có dấu hiệu chậm nói, nhưng hầu hết trẻ sẽ đuổi kịp các bạn khi lớn lên. Tuy nhiên đối với trẻ có khả năng nghe kém mức độ nhẹ, trẻ có thể phát triển ngôn ngữ giống như các bạn khác nhưng sẽ bắt đầu gặp khó khăn khi đến tuổi đi học do khả năng nghe kém trong môi trường ồn và khoảng cách xa. Do đó, nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thườngtheo từng mốc thời gian nên trên, việc đầu tiên phụ huynh cần làm là kiểm tra khả năng nghe của con.

Khi trẻ có dấu hiệu chậm nói, cha mẹ nên quan sát, theo dõi những thay đổi và đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và bác sĩ sẽ có phương án xử lý, điều trị phù hợp.

Điều trị cho trẻ chậm nói tại Bệnh viện Lão khoa - Phục hồi chức năng Quảng Ninh

Tại Khoa Tâm lý trị liệu Bệnh viện Lão khoa – Phục hồi chức năng Quảng Ninh, khi trẻ được chẩn đoán xác định là “chậm nói đơn thuần” hay “rối loạn phổ tự kỷ”, tuỳ vào mức độ phát triển mà trẻ sẽ được can thiệp theo liệu trình như sau:

- Can thiệp cá nhân: áp dụng các phương pháp ngôn ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu, phân tích hành vi ứng dụng ABA, sử dụng tranh PECS, Floortime, giáo dục theo Denver…

- Can thiệp nhóm: từ 2 đến 3 trẻ

- Tâm lý vận động, chơi trị liệu, vui chơi kết hợp âm nhạc…

- Phương pháp điều hoà cảm giác, một số phương pháp vật lý trị liệu hỗ trợ.

- Sử dụng thuốc cho các trẻ có những rối loạn đi kèm

- 2 tuần 1 lần cha mẹ trẻ sẽ được bác sĩ tư vấn tâm lý, giải đáp các thắc mắc xoay quanh việc trị liệu cho trẻ và được giáo viên hướng dẫn can thiệp cho trẻ tại nhà.

- Sau mỗi 02 tháng, trẻ sẽ được đánh giá lại, từ đó nhìn nhận các vấn đề đạt được, chưa đạt được, nhân viên y tế và gia đình sẽ tìm nguyên nhân chưa đạt được, điều chỉnh lại kế hoạch can thiệp cho trẻ, tiến đến mục tiêu mới.

Khoa Tâm lý trị liệu


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip