Đóng lại
  • :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP BỆNH VIỆN LÃO KHOA - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Can thiệp cho trẻ nói ngọng tự tin giao tiếp

Rối loạn âm lời nói (hay dân gian vẫn gọi là nói ngọng) đặc trưng bởi những khó khăn trong việc ghi nhận, thể hiện lại âm vị và tạo ra lời nói. Hoặc chất lượng tạo ra lời nói nằm ngoài giới hạn của qui trình phát triển lời nói thông thường dự kiến cho độ tuổi và mức độ hoạt động trí tuệ, dẫn đến giảm sự hiểu biết và ảnh hưởng đáng kể đến giao tiếp, học tập và hòa nhập. Can thiệp rối loạn âm lời nói (nói ngọng) sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp và cuộc sống hằng ngày.
Rối loạn âm lời nói (hay dân gian vẫn gọi là nói ngọng) đặc trưng bởi những khó khăn trong việc ghi nhận, thể hiện lại âm vị và tạo ra lời nói. Hoặc chất lượng tạo ra lời nói nằm ngoài giới hạn của qui trình phát triển lời nói thông thường dự kiến cho độ tuổi và mức độ hoạt động trí tuệ, dẫn đến giảm sự hiểu biết và ảnh hưởng đáng kể đến giao tiếp, học tập và hòa nhập.
Rối loạn âm lời nói có thể là do tổn thương não và khiếm khuyết vận động (như bại não…), khiếm khuyết nhận thức (hội chứng Down…), bất thường cấu trúc giải phẫu như khe hở môi vòm miệng, rối loạn vận động lời nói trẻ em, mất điều khiển chủ ý lời nói, khiếm thính…Nhưng hầu hết các trường hợp là rối loạn âm lời nói chức năng (không rõ nguyên nhân). Thông thường trẻ có khả năng tự điều chỉnh những lỗi cấu âm trong quá trình phát triển, đến giai đoạn từ 5 - 6 tuổi trẻ có thể phát âm gần như chính xác. Tuy nhiên, ở trẻ rối loạn âm lời nói những lỗi cấu âm còn tồn tại muộn hơn, khó khăn trong việc điều chỉnh cho đúng, các lỗi này không liên quan đến phương ngữ.
Trẻ rối loạn âm lời nói có thể ở mức độ từ nhẹ đến nặng. Với một số quy trình xử lý âm vị thường gặp như: trước hóa, sau hóa, tắc hóa, xát hóa, thay thế âm thanh hầu, mất phụ âm đầu, mất phụ âm cuối, mũi hóa, giảm bật hơi, …
Trẻ rối loạn âm lời nói cần được khám để phát hiện những bất thường cấu trúc, tổn thương thực thể; được lượng giá một cách kĩ lưỡng bởi các chuyên gia trong lĩnh vực này nhằm phân tính mẫu lời nói, đánh giá tính dễ hiểu lời nói, đánh giá kỹ năng vận động miệng, ngôn ngữ, nhận thức, các rối loạn đi kèm… từ đó lựa chọn phương pháp can thiệp phù hợp hướng đến mục tiêu trẻ có thể phát âm chính xác khi giao tiếp với nhiều người khác nhau, trong nhiều tình huống khác nhau.
Một số phương pháp can thiệp hiệu quả được áp dụng như: cấu âm trị liệu, cặp âm tối thiểu, cặp âm tối đa, đa cặp âm tương phản, từ vựng cốt lõi hay âm tiết trung gian.
Khoa Tâm lý trị liệu, bệnh viện Lão khoa - Phục hồi chức năng là một trong những đơn vị hàng đầu của tỉnh Quảng Ninh có thể khám, lượng giá và can thiệp cho trẻ rối loạn âm lời nói. Hiện tại khoa có đội ngũ chuyên viên âm ngữ trị liệu được đào tạo bài bản tại cơ sở lớn trên toàn quốc như trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, đại học Y Hà Nội, bệnh viện Nhi Đồng 1,… Chúng tôi đã tiến hành cập nhật, áp dụng tất cả các phương pháp mới, hiệu quả nhất được nghiên cứu để điều trị cho trẻ rối loạn âm lời nói, giúp trẻ cải thiện chất lượng lời nói, chất lượng học tập và cuộc sống.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip