Đóng lại
  • :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP BỆNH VIỆN LÃO KHOA - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

THÔNG TIN DÀNH CHO NGƯỜI BỆNH: TƯ THẾ NẰM ĐÚNG CHO NGƯỜI BỆNH LIỆT NỬA NGƯỜI

1, Định nghĩa: 
-Kỹ thuật tập nằm đúng tư thế cho người bệnh liệt nửa người: Là kỹ thuật vị thế, người bệnh được đặt hoặc hướng dẫn nằm hoặc hướng dẫn  nằm  ở các tư thế đúng theo mẫu phục hồi.
2.Sự cần thiết phải nằm đúng tư thế

-Để đề phòng và khắc phục co cứng bên liệt
 
-Kích thích người bệnh sử dụng bên liệt trong các động tác sinh hoạt hàng ngày.
-Hạn chế các biến chứng do bất động

3.Các bước tiến hành:
3.1.Nằm ngửa trên giường bệnh hoặc giường tập

Đầu người bệnh được đỡ chắc chắn trên gối có chiều cao phù hợp để không làm gấp các đốt sống cổ, mặt nhìn thẳng hoặc quay về phía bên liệt.
Dùng gối mỏng đỡ dưới xương bả vai để đưa khớp vai bên liệt ra trước; tayliệt xoay ngửa, duỗi dọc theo thân mình, hoặc dạng ngang vai, hoặc duỗi lên phía trên đầu.
Dùng gối mỏng đỡ dưới hông bên liệt để đưa hông bên liệt ra trước, gối đỡ dưới khoeo để gấp khớp háng và khớp gối bên liệt, gối hoặc túi cát đỡ phía mắt cá ngoài để chân bên liệt không bị đổ ra ngoài.
Tay và chân bên lành ở vị trí mà người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu
3.2.Nằm nghiêng về bên lành

- Đầu người bệnh được đỡ ngay ngắn và chắc chắn trên gối, không làm gấp các đốt sống cổ.
-Tay bên liệt được đỡ bằng gối ở phía trước, cao ngang bằng mức với thân mình với khớp vai và khớp khuỷu duỗi.
-Thân mình vuông góc với mặt giường, có gối đỡ phía lưng.
-Chân bên liệt được đỡ trên gối ở phía trước cao ngang mức với thân mình, khớp háng và khớp gối gấp.
-Chân và tay bên lành ở vị trí mà người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu
3.3.Nằm nghiêng về bên liệt

-Đầu người bệnh được đỡ ngay ngắn và chắc chắn trên gối, không làm gấp các đốt sống cổ.
-Vai bên liệt được đưa ra trước vuông góc với thân;
-Tay bên liệt duỗi, xoay ngửa, các ngón tay duỗi, dạng;
-Chân bên liệt ở tư thế khớp háng duỗi, khớp gối hơi gấp;
-Thân mình ở tư thế nửa ngửa;
-Tay bên lành đặt trên thân mình hoặc trên gối đỡ phía sau lưng;
-Chân bên lành được đỡ trên gối cao ngang mức với thân và hông, khớp háng và khớp gối gấp.
4. Lưu ý:
-Bố trí giường nằm: Không để bệnh nhân nằm phía bên liệt sát tường để tránh gặp khó khăn trong việc chăm sóc và vận động
-Thay đổi tư thế thường xuyên: Nên thay đổi tư thế mỗi 2 – 4 giờ để tránh loét da và các biến chứng khác.
-Tránh nửa nằm nửa ngồi: Tư thế ngày tăng nguy cơ loét vùng cùng cụt.
-Thận trọng khi người bệnh còn trong tình trạng cấp cứu.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip