Đóng lại
  • :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP BỆNH VIỆN LÃO KHOA - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU PHẪU THUẬT GÂN GÓT (ACHILLES)

Gân gót (Achilles) là gân lớn nhất trong cơ thể. Nó kết nối cơ bắp chân với xương gót chân và được sử dụng khi bạn đi, chạy và nhảy.

Mặc dù gân Achilles có thể chịu được áp lực lớn khi chạy và nhảy nhưng nó rất dễ bị chấn thương. Đứt gân là tình trạng các sợi gân bị rách một phần hoặc tách rời khiến gân không thể thực hiện được chức năng bình thường nữa.

 

1. Phương pháp điều trị đứt gân gót
Đối với trường hợp đứt bán phần gân gót có thể bó bột bảo tồn ở tư thế gấp cổ chân về phía gan chân.
Phẫu thuật khâu nối gân gót

2. Vai trò của phục hồi sau phẫu thuật nối gân gót
Tập phục hồi sau phẫu thuật đứt gân gót đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị, giúp người bệnh mau chóng khôi phục đầy đủ chức năng của đôi chân.
Gân gót chân là một phần cơ lớn nên thời gian phục hồi sau một cuộc phẫu thuật nối gân gót chân có thể kéo dài. Trong thời gian nẹp bột, cố định vùng chấn thương, người bệnh sẽ bị mất cơ bắp, giảm sút độ linh hoạt trong chuyển động. Phần gót chân cũng yếu đi khiến người bệnh khó khăn trong các di chuyển động hằng ngày sau khi tháo nẹp.
Phục hồi sau phẫu thuật nối gân achilles thông qua những bài tập vận động kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu, giúp người bệnh giữ được sức mạnh tại các nhóm cơ quanh gót chân, cải thiện độ linh hoạt của gót chân. Mục đích là để giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi trở về tình trạng ban đầu trước khi bị tổn thương.
3. Các phương pháp phục hồi chức năng sau phẫu thuật nối gân gót
3.1. Một số phương pháp vật lý trị liệu hỗ trợ quá trình phục hồi liền gân gót sau phẫu thuật:
Siêu âm trị liệu
Điện xung, điện phân trị liệu
Laser trị liệu
Từ trường trị liệu
3.2. Các bài tập vận động sau phẫu thuật nối gân gót
Giai đoạn 1: Hai tuần sau phẫu thuật
Mục tiêu của luyện tập trong giai đoạn này kiểm soát các vết sưng và viêm. Giúp người bệnh thích nghi dần với các sinh hoạt hàng ngày.
Một số điểm cần lưu ý: Đeo nẹp chân liên tục ở tư thế trùng gân gót. Cần sử dụng nạng khi đi lại; Không được tạo áp lực lên chân mới phẫu thuật.
Bài tập gồm có:
+ Bài tập tuần hoàn: Tập cử động các ngón chân.
+ Bài tập lấy lại tầm vận động các khớp lân cận: Người bệnh tập khớp đầu gối.
- Giai đoạn 2: Bắt đầu từ tuần thứ 3 - 7 sau phẫu thuật
Mục tiêu của giai đoạn này là giảm sưng và duy trì chức năng vận động của khớp háng, khớp gối.
Người bệnh tập đi bằng nạng và tỳ lực lên bên chân phẫu thuật.
Gấp dần bàn chân về phía mu chân cho tới khi vuông góc với cẳng chân.
Người bệnh sử dụng nạng khi đi lại nhưng chỉ tỳ 20 – 50% lực lên chân bị đau, khi đi cũng không được duỗi quá mức.
Khi ngủ cần đặt chân cao để giảm tình trạng phù nề ở chân.
Bài tập gồm có:
+ Tập động tác gấp, duỗi, và nghiêng khớp cổ chân.
+ Tập sức mạnh: Giống như giai đoạn trước, có thể sử dụng dây thun hoặc dây kháng lực.
+ Các bài tập khác bao gồm tập sức mạnh cho cơ trung tâm và các bài tập giúp làm giãn cơ.
+ Mỗi ngày tập 2 – 3 lần, trong khoảng thời gian 15 – 30 phút.
- Giai đoạn 3: Bắt đầu từ tuần thứ 8 - 16 sau phẫu thuật
Tập bỏ nạng dần dần, nhưng nếu thấy đi lại khó khăn thì vẫn quay lại sử dụng nạng thêm một thời gian.
Dần dần tập gấp bàn chân về phía mu của bàn chân.
Tăng dần sức mạnh cho phần cơ bụng chân.
Bài tập gồm có:
+ Tập sức mạnh cho khớp cổ chân.
+ Tập sức mạnh cơ bụng chân.
Sau khoảng 16 tuần tập vật lý trị liệu người bệnh có thể phục hồi chức năng và trở về với cuộc sống bình thường. Riêng đối với những người chơi thể thao, vận động mạnh thường xuyên thì cần tham khảo thêm chỉ dẫn từ bác sĩ điều trị để trở lại với luyện tập và thi đấu.

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip