Đóng lại
  • :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP BỆNH VIỆN LÃO KHOA - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Các kỹ thuật tập vật lý trị liệu cho trẻ bị xơ hóa cơ ức đòn chũm

 

I. Xơ hóa cơ ức đòn chũm là gì:

- Cơ ức đòn chũm là nhóm cơ thuộc vùng cổ hỗ trợ vận động của cột sống cổ và giúp đầu có thể quay qua trái và quay qua phải. Xơ hoá cơ ức đòn chũm là tình trạng cơ ức đòn chũm bị xơ hoá một phần do tư thế bào thai hoặc tai biến khi sinh dẫn đến hạn chế tầm vận động của cột sống cổ.

- Khi bị xơ hóa cơ ức đòn chũm làm cho trẻ có dấu hiệu vẹo cổ sang một bên, đầu thì nghiêng về một bên còn mặt lại quay về bên còn lại.

II. Dấu hiệu phát hiện xơ hóa cơ ức đòn chũm:

1. Dấu hiệu sớm (Ngay sau sinh - 3 tháng tuổi):

- Khối u ở cơ ức đòn chũm với các tính chất: phát hiện ngay sau sinh, cảm giác to nhanh trong tháng đầu, mật độ từ hơi chắc đến rất chắc; di động nhẹ theo cơ ức đòn chũm; không nóng, đỏ, đau.

- Hạn chế tầm vận động cổ: thường phát hiện muộn hơn, sau khi trẻ xuất hiện khối u này khoảng 2 - 3 tháng, đầu trẻ nghiêng sang bên có khối xơ, hạn chế nghiêng sang bên lành và xoay hai bên.

2. Dấu hiệu muộn: Sau 3 tháng tuổi, nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng kĩ thuật:

- Có khối u như trên nhưng mật độ chắc hơn nhiều.

- Vẹo cổ, đầu trẻ nghiêng sang bên có khối u, hạn chế vận động cột sống cổ (hạn chế nghiêng đầu sang bên lành và quay đầu sang hai bên).

- Vẹo cột sống cổ, các đốt sống cổ bị biến dạng.

- Lác mắt

- Teo nửa mặt bên có khối xơ

III. Một số kỹ thuật vận động trị liệu điều trị xơ hóa cơ ức đòn chũm:

Tư thế bệnh nhân: Nằm nghiêng sang bên không có khối xơ để bộc lộ bên có khối xơ (trên đùi kỹ thuật viên, hoặc trên gối), đầu bệnh nhân thấp hơn vai. Đầu, vai, hông thẳng hàng theo một trục ngang.

1. Bài tập 1: Xoa bóp, day cơ ức đòn chũm:

Day cơ

- Một tay KTV cố định khớp vai và hông từ phía sau (phía lưng).

- Tay kia (phía trước, bên đầu trẻ) dùng 1 hoặc 2 ngón tay xoa day trên khối xơ theo chiều kim đồng hồ.

- Thời gian: Mỗi lần 5 - 10 phút, mỗi ngày 6 đến 8 lần.

2. Bài tập 2: Kéo giãn cơ ức đòn chũm

Kéo giãn

- Một tay KTV cố định khớp vai, hông (từ phía sau), kéo nhẹ khớp vai về phía hông.

- Tay kia (phía trước mặt) ngón cái tỳ vào góc hàm, các ngón khác đặt vào phần xương chũm, phần dưới bàn tay tỳ nhẹ vào đầu trẻ và kéo xuống từ từ, nhẹ nhàng.

- Giữ khoảng 30 giây sau đó thả lỏng ra và làm lại như trên.

- Thời gian: Mỗi lần từ 5 - 10 phút, mỗi ngày 6 đến 8 lần.

3. Bài tập 3: Đặt trẻ nằm nghiêng hai bên

Đặt trẻ nằm nghiêng bên không xơ

Đặt trẻ nằm nghiêng bên khối xơ

- Đặt nằm nghiêng hai bên bằng cách dùng gối dài kê ở phía sau lưng (qua vai, hông) để đảm bảo trẻ nằm nghiêng hoàn toàn (tránh nằm ngửa, nghiêng đầu).

- Khi nằm nghiêng sang bên không có khối xơ thì không kê gối dưới đầu.

- Khi nằm nghiêng sang bên có khối xơ thì kê gối tam giác dưới đầu.

- Thay đổi tư thế nằm nghiêng sang từng bên (sau mỗi bữa ăn hoặc 2 giờ một lần).

* Những điểm cần lưu ý khi thực hiện các kỹ thuật kể trên:

- Ba bài tập nói trên được thực hiện cho đến khi trẻ khỏi hoàn toàn.

- Chỉ thực hiện khi khối u không có nóng, đỏ, đau.

- Kéo dãn nhẹ nhàng, từ từ, không kéo dãn tối đa đột ngột, ngay tức khắc.

- Không thực hiện kỹ thuật khi trẻ khóc, chống đối.

- Tập trước khi cho trẻ ăn.

- Theo dõi nếu thấy trẻ có dấu hiệu khó thở, tím tái thì ngừng tập ngay.

Khoa Tâm lý trị liệu


Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip