Đóng lại
  • :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP BỆNH VIỆN LÃO KHOA - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đau thần kinh tọa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

1. Đau thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh tọa (là Sciatica pain) là cơn đau toả ra dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, nhánh từ lưng dưới qua hông, mông và xuống dưới từng chân. Thông thường, đau thần kinh tọa chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể.

Biểu hiện bởi cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa, đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của đau có khác nhau. Thường gặp ở lứa tuổi lao động 30-50 tuổi ở cả nam và nữ.

Đường đi và chi phối dây thần kinh tọa

2. Nguyên nhân đau thần kinh tọa

- 80% người bệnh bị đau thần kinh tọa là do dây thần kinh tọa bị đĩa đệm cột sống lồi ra đè vào. Đĩa đệm có chức năng giảm ma sát và giảm sốc cho các đốt sống. Nếu những chiếc đĩa đệm bị thoát vị thì sẽ chèn vào các dây thần kinh xung quanh;

- Có khối cơ, khối u, nhiễm trùng, xuất huyết trong, mang thai, chấn thương, gãy xương chậu chèn lên dây thần kinh tọa;

- Nguyên nhân khác: do bị viêm khớp thoái hóa, tổn thương thân đốt sống (do nhiễm vi khuẩn, lao), viêm đĩa đệm đốt sống,...

Thăm khám người bệnh đau thần kinh tọa

 3. Lâm sàng của đau thần kinh tọa

3.1. Hội chứng cột sống.

- Đau cột sống thắt lưng: đau có tính chất cơ học, đau tăng lên khi ho, hắt hơi, khi ngồi  đứng lâu, khi thay đổi tư thế, giảm khi được nghỉ ngơi.

- Biến dạng cột sống: mất đường cong sinh lý, vẹo cột sống thắt lưng, căng các cơ cạnh sống.

- Điểm đau cột sống và cạnh cột sồng thắt lưng.

- Hạn chế tầm vận động cột sống thắt lưng: hạn chế khả năng vận động cột sống với tư thế chống đau và hạn chế khả năng cúi (khoảng Schober giảm).

3.2. Hội chứng rễ thần kinh

• Đặc điểm đau rễ: đau lan theo sự chi  phối của rễ, đau có tính chất cơ học.
• Dấu hiệu kích thích rễ:

- Dấu hiệu Lassègue

- Dấu hiệu Bấm chuông:

- Dấu hiệu Valleix

- Nghiệm pháp Néri

• Các dấu hiệu tổn thương rễ

- Rối loạn cảm giác: giảm hoặc mất cảm giác kiểu rễ hoặc dị cảm ở da theo khu vực rễ thần kinh chi phối.

- Rối loạn vận động: khi ép rễ L5 lâu làm yếu các cơ cẳng chân trước ngoài khiến người bệnh không đi được bằng gót. Khi ép rễ S1 lâu làm làm yếu các cơ cẳng chân sau khiến người bệnh không đi được bằng mũi chân.

- Giảm phản xạ gân xương: có thể giảm hoặc mất phản xạ gân gót nếu tổn thương S1.
- Có thể gặp teo cơ và rối loạn cơ tròn: nhất là khi có tổn thương vùng đuôi ngựa (bí đại tiểu tiện, đại tiểu tiện không tự chủ hoặc rối loạn chức năng sinh dục).

4. Điều trị và Phục hồi chức năng

4.1. Nguyên tắc điều trị và Phục hồi chức năng

- Quan trọng nhất là chẩn đoán xác định chính xác nguyên nhân gây đau thần kinh tọa.

- Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh.

- Giảm đau bằng thuốc: Thuốc chống viêm giảm đau không steroid;  Thuốc giãn cơ ; Vitamin nhóm B; Phong bế tại chỗ; …

- Nằm nghỉ trên giường cứng : giai đoạn đau cấp, thời gian 3-5 ngày. Có tác dụng làm giảm áp lực lên vùng cột sống thắt lưng, giảm đè ép lên rễ dây thần kinh tọa.

- Giai đoạn sau: Kết hợp vật lý trị liệu và phục hồi chức năng trong giảm đau và phục hồi chức năng vận động. Tăng cường sức mạnh cho các cấu trúc giữ vững cột sống, tạo điều kiện cho đĩa đệm bị thoát vị co bớt lại

- Phòng ngừa các thương tật thứ phát và các biến chứng.

- Các can thiệp phẫu thuật: chỉ đặt ra khi thực sự cần thiết và phương pháp điều trị bảo tồn không có hiệu quả; hoặc để điều trị nguyên nhân gây bệnh như chấn thương, chỉnh hình cột sống, u tủy, thoát vị đĩa đệm nặng…

4.2. Phục hồi chức năng

 4.2.1.Các phương pháp vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng

Điều trị cho người bệnh đau thần kinh tọa bằng máy kéo giãn

Điều trị cho người bệnh đau thần kinh toạ bằng máy xung kích

Máy sóng ngắn điều trị cho người bệnh đau thần kinh toạ

Điện xung điều trị cho người bệnh đau thần kinh toạ

- Phương pháp điện trị liệu như: điện xung, giao thoa có tác dụng kích thích thần kinh cơ, giảm đau, tăng cường tuần hoàn, chuyển hoá.

- Phương pháp nhiệt trị liệu như: parafin, hồng ngoại, từ trường, siêu âm, sóng ngắn có tác dụng tạo nhiệt nóng ở nông và sâu, tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng, chống phù nề, chống viêm giảm đau, giãn cơ.

- Kéo giãn cột sống bằng tay, kéo giãn cột sống bằng máy:  

+ Tác dụng cơ học: Làm giảm áp lực nội đĩa đệm. Điều chỉnh sai lệch của khớp đốt sống và cột sống. Giảm chèn ép rễ thần kinh. Làm giãn cơ thụ động. Giảm hội chứng đau cột sống

+ Tác dụng lâm sàng: Giảm hội chứng chèn ép rễ thần kinh; Giảm giảm co cứng cơ; Tăng khả năng vận động và linh hoạt của cột sống

- Thực hiện các kỹ thuật xoa bóp, di động mô mềm vùng thắt lưng và bên chân bị bệnh để trị bệnh. Thông qua cơ chế phản xạ và cơ học, các kỹ thuật này có tác dụng tăng tuần hoàn máu, chuyển hóa dinh dưỡng và hệ bài tiết, điều hòa quá trình bệnh lý, giúp thư gãn gân cốt, khớp sâu và giảm đau.

-Dụng cụ chỉnh hình: áo nẹp chỉnh hình cột sống.

4.2.2. Các bài tập phục hồi chức năng cho người bệnh đau thần kinh tọa

 

- Được thực hiện với mục đích làm tăng cường sức mạnh cơ. Đồng thời, điều chỉnh sự kết hợp vận động giữa các nhóm cơ vùng thần kinh tọa, vùng đùi và vùng bụng. Các cơ này sẽ trợ giúp trong việc bảo vệ lưng khỏi bị chấn thương và bị kéo dãn.

5. Phòng bệnh

5.1. Những điều nên làm

- Tập thể dục, thể thao thường xuyên

- Tập thể dục cột sống những lúc nghỉ giải lao giữa giờ làm việc.

- Khi làm bất cứ công việc gì cũng phải luôn luôn đảm bảo cột sống thẳng.

5.2. Những điều không nên làm

- Không được cố gắng kiễng chân với một vật gì ở trên cao.

- Không được cố gắng với vật gì ở xa tầm tay trong tư thế không thoải mái, cột sống bị vặn vẹo.

- Không đuợc cúi xuống để cố gắng nâng một vật quá nặng, dễ gây TVĐĐ cấp.

Khoa Vật lý trị liệu


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip